Thiếu kẽm dễ táo bón

(khoahocdoisong.vn) - Cơ thể thiếu kẽm thường biểu hiện táo bón, tóc rụng, móng tay chân dễ bị gãy, vết thương lâu lành, trẻ em chậm phát triển thể lực, tâm thần, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn.

Hỏi: Tôi và con gái dạo này hay bị rụng tóc, đi ngoài phân táo dù tôi đã bổ sung nước, ăn hoa quả, rau xanh hàng ngày. Tôi nghe một chị cùng cơ quan nói, có thể tôi thiếu kẽm vì trước đây chị cũng gặp tình trạng này, đi khám bác sĩ cho uống thêm kẽm thì đỡ. Tôi có nên uống thêm kẽm không?

Lê Hồng Hoa (Bắc Ninh)

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu) cho biết, cơ thể thiếu kẽm thường biểu hiện táo bón, tóc rụng, móng tay chân dễ bị gãy, vết thương lâu lành, trẻ em chậm phát triển thể lực, tâm thần, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thiếu kẽm mà chưa đi khám, có thể bổ sung kẽm bằng con đường thực phẩm. Thực phẩm giàu kẽm như thịt, gan, trứng, sữa, cá, tôm, củ dền, rau dền và các loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ đậm, vàng đậm.

Thực ra kẽm là một khoáng vi lượng, không thể thiếu trong quá trình phát triển của cơ thể. Kẽm bảo vệ hệ thống miễn nhiễm nhất là cơ quan sinh dục và tiền liệt tuyến. Vai trò kẽm rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và hình thành collagen cho mọi tế bào, kể cả làm da và sắc đẹp để được trẻ lâu. Kẽm ngăn chặn sự co cơ (vọp bẻ, chuột rút) và giúp chế tạo insulin ngừa đái tháo đường. Kẽm quan trọng cho việc ổn định hệ miễn dịch và hồng cầu,  đặc biệt kẽm rất cần cho sự phát triển và duy trì hoạt động cơ quan sinh dục, nhất là tuyến tiền liệt. Để biết thiếu kẽm hay không, bạn có thể cùng con đi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và khuyên bổ sung một số thực phẩm tốt cho cơ thể.

Theo Đời sống
Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Hiện nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.
back to top