Thiết bị hỗ trợ đọc, viết cho người khiếm thị

Thiết bị hỗ trợ đọc, viết cho người khiếm thị là ý tưởng của Nguyễn Văn Hoài Linh và Ngô Quang Hiếu, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.

Sản phẩm sẽ giúp người khiếm thị thuận tiện trong sinh hoạt cũng như học tập hàng ngày.

Nhóm tác giả cho biết, lâu nay, việc đọc và viết của người khiếm thị gặp nhiều khó khăn từ đó tạo ra rào cản trong việc học tập và tiếp thu tri thức của người khiếm thị. Chính vì vậy Linh và Hiếu đã bắt tay thiết kế thiết bị hỗ trợ đọc và viết cho người khiếm thị. Để tạo ra thiết bị, Linh và Hiếu mất khoảng 5 tháng để viết chương trình, lập trình trên mạch điện, đưa lên thiết bị điều khiển.

Thiết bị có cấu tạo rất đơn giản gồm hai bộ phận chính gồm một mô hình hiện chữ nổi và một bộ bàn phím, người dùng chỉ cần đưa văn bản dạng bình thường vào thiết bị, ấn nút kích hoạt thiết bị sẽ tự động chuyển sang văn bản bằng chữ braille.

Tác giả giải thích: file văn bản đưa vào thẻ nhớ, chuyển đổi sang văn bản chữ nổi sau đó sẽ chuyển ra gờ nổi tự động. Viết chữ nổi sẽ có ký tự braille, sau đó lưu nội dung vào thẻ nhớ, ngoài ra còn phát âm thanh để kiểm tra…

Nhóm tác giả cho biết, sản phẩm ra đời như một khẳng định trong việc có thể áp dụng công nghệ để xóa bớt rào cản đối với người khiếm thị, giúp học dễ dàng hòa nhập cộng đồng. Với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và có giá thành rẻ (chưa đến 1 triệu đồng), nhóm tác giả cũng mong muốn thiết bị có thể được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống để giúp người khiếm thị thuận tiện trong sinh hoạt cũng như học tập hàng ngày.

T.Hà

Theo Đời sống
DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

Ba năm sau khi ra mắt RAM LPDDR5X có tốc độ 8,5 Gbps, Samsung tiếp tục đạt bước tiến đáng kể trong công nghệ chip nhớ di động khi nâng tốc độ của dòng này lên 10,7Gbps, vượt qua LPDDR5T 9,6 Gbps do SK Hynix giới thiệu năm 2023.
back to top