Thị trường 07/02: Quặng sắt diễn biến trái chiều, dầu, vàng, cao su tăng

Chốt phiên giao dịch ngày 06/02, giá dầu, vàng, cao su, cà phê tăng, quặng sắt diễn biến trái chiều, đường giảm.

Vàng tăng

Giá vàng tăng, với các nhà đầu tư trông đợi vào nhu cầu trú ẩn an toàn khi những lo ngại về kinh tế suy giảm kéo dài, sau khi đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã đẩy vàng xuống thấp nhất một tháng.

Vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.868,96 USD/ounce. Trước đó trong phiên, giá đã giảm xuống 1.860 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 6/1. Vàng của Mỹ kỳ hạn tháng 4 tăng 0,2% lên 1.879,5 USD/ounce.

Ảnh:internet.

Ảnh:internet.

Lo ngại về suy thoái vẫn còn và có thể giữ nhu cầu vàng tiếp tục mạnh trong năm nay.

Chỉ số USD tăng lên mức cao nhất gần một tháng khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác. Lợi suất trái phiếu của Mỹ cũng mạnh có thể khiến một số nhà đầu tư rời khỏi vàng.

Dầu tăng do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc

Giá dầu tăng trong một phiên giao dịch biến động do thị trường cân nhắc giữa nhu cầu trở lại từ Trung Quốc hay lo ngại về nguồn cung và lo sợ về tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế lớn đang hạn chế tiêu thụ.

Kết thúc phiên 6/2, dầu thô Brent tăng 1,05 USD hay 1,3% lên 80,99 USD/thùng sau khi giao dịch trong biên độ từ 79,1 USD đến 81,25 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng 72 US cent hay 1% lên 74,11 USD/thùng sau khi biến động từ 72,25 USD tới 74,41 USD/thùng.

Giá tăng bởi triển vọng phục hồi của Trung Quốc sau khi nới lỏng những hạn chế về Covid-19.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đến từ Trung Quốc, ngoài ra nhu cầu nhiên liệu bay đang tăng.

Tuy nhiên kìm hãm đà tăng là số lượng việc làm tháng 1/2023 của Mỹ tăng mạnh, dự kiến ngân hàng trung ương Mỹ có thể có nhiều lần tăng lãi suất hơn nữa, điều này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu nhiên liệu.

USD cũng tăng lên mức cao nhất 3 tuần so với đồng euro.

Lo ngại về nguồn cung tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường này khi hoạt động tại kho cảng dầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ceyhan tạm dừng sau khi xảy ra một vụ động đất lớn trong khu vực này.

Tuy nhiên, một thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ có thể tăng khoảng 2,2 triệu thùng trong tuần trước.

Ngoài ra, việc áp giá trần với sản phẩm của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2, nhóm G7, Liên minh Châu Âu và Australia đồng ý giới hạn 100 USD/thùng với dầu diesel và 45 USD/thùng với các sản phẩm khác như dầu mazut.

Đồng giảm

Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần do nghi ngờ về sự phục hồi nhu cầu, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc kết hợp với USD mạnh đã thúc đẩy việc bán tháo.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã giảm 1,2% xuống 8.869 USD/tấn sau khi giảm xuống 8.808 USD, thấp nhất kể từ ngày 10/1. Giá đồng đã giảm 7% kể từ ngày 18/1, khi giá đạt cao nhất 7 tháng tại 9.550,5 USD/tấn.

USD tăng bởi dự đoán Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất chuẩn lên trên 5% sau khi số liệu cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng lên sau khi quân đội Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc, một phản ứng Trung Quốc cho là phản ứng thái quá.

Quặng sắt trái chiều

Giá quặng sắt Singapore giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần, trong khi quặng sắt Đại Liên biến động tăng giảm liên tục, do nhà đầu tư giảm lạc quan về triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 3 tại sàn giao dịch Singapore giảm 1,2% xuống 123,4 USD/tấn. Trước đó giá đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/1 tại 121,15 USD.

Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc, giá quặng sắt giao tháng 5 đóng cửa tăng 0,9% lên 853,5 CNY (125,85 USD)/tấn, biến động trong phạm vi nhỏ sau khi xuống mức thấp 835 CNY/tấn.

Trên thị trường giao ngay, quặng sắt hàm lượng 62% Fe xuất sang Trung Quốc ở mức 127 USD/tấn trong ngày 3/2, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Quặng sắt này đã đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2022 tại 130,5 USD/tấn trong ngày 30/1.

Nhu cầu thép tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một phần do hàng tồn kho tăng, trong khi tốc độ sản xuất được cải thiện đôi chút.

Đường giảm

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,58 US cent hay 2,7% xuống 20,66 US cent/lb, giảm tiếp từ mức đỉnh 6 năm đạt được trong tuần trước.

Các đại lý cho biết những lo ngại về nguồn cung khan hiếm đang dịu đi, đặc biệt trong thị trường đường trắng.

Đường trắng kỳ hạn tháng 3 giảm 1,7 USD hay 0,3% xuống 549,6 USD/tấn.

Cà phê tăng

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 2,9 US cent hay 1,7% lên 1,757 USD/lb.

Thị trường này tiếp tục nhận được hỗ trợ từ những lo ngại vụ mùa năm nay của Brazil có thể ít hơn so với dự kiến trước đây vì thời tiết bất lợi.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 10 USD hay 0,5% lên 2.040 USD/tấn.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 10 USD hay 0,5% lên 2.040 USD/tấn.

Giá cà phê arabica được dự báo giảm 12% trong năm 2023, với một vụ lớn tại Brazil sẽ khiến cà phê toàn cầu dư thừa trong niên vụ 2023/24, theo thăm dò của Reuters.

Đậu tương, lúa mì giảm, ngô tăng

Đậu tương của Mỹ giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong phạm vi giao dịch vào tuần trước. Ngô tăng sau khi giao dịch giảm trong phần lớn phiên này. Các nhà đầu tư đang đợi tin tức về quy mô vụ mùa tại Nam Mỹ trước khi đẩy giá đi quá xa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Giá lúa mì giảm, với các dự báo mưa ở cả vùng Midwest và đồng bằng của Mỹ.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 10-3/4 US cent xuống 15,21-1/4 USD/bushel. Ngô giao tháng 3 tăng 1-1/2 US cent lên 6,79 USD/bushel.

Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 3 giảm 6-1/2 US cent xuống 7,50-1/4 USD/bushel./.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top