Thánh chỉ của hoàng đế không ai dám làm giả chỉ vì một chữ nào?

Vào thời phong kiến, thánh chỉ của hoàng đế Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều tầng lớp, bao gồm cả hoàng thân quốc thích hay dân thường. Tuy nhiên, không người nào dám làm giả thánh chỉ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?
Mỗi lời nói, mệnh lệnh, quyết định của hoàng đế Trung Quốc đều có quyền uy lớn và tất cả mọi người phải phục tùng. Đặc biệt, khi thánh chỉ của hoàng đế được ban xuống, người nhận thánh chỉ và tất cả mọi người xung quanh đều phải quỳ để tiếp chỉ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-2
Người nhận thánh chỉ của hoàng đế có thể là hoàng thân quốc thích, văn võ bá quan, thậm chí là dân thường. Thông thường, thái giám sẽ là người đọc thánh chỉ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-3
Nội dung thánh chỉ của nhà vua có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều tầng lớp, như sự giàu sang, phú quý, thậm chí sự sống - chết của nhiều người. Do hoàng đế nắm trong tay quyền lực tối thượng nên không ai dám làm trái nội dung thánh chỉ. Mọi người đều biết thánh chỉ quan trọng và có ý nghĩa như thế nào nhưng không ai dám làm giả. Việc thánh chỉ khó có thể làm giả xuất phát từ một số lý do dưới đây.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-4
Đầu tiên là nội dung trên thánh chỉ thường do đích thân hoàng đế viết. Chữ viết của nhà vua không phải ai cũng biết và có thể làm giả như thật. Ngay cả khi có người giả bút tích của nhà vua thì nếu bị phát hiện sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng, thậm chí cả gia tộc bị liên lụy. Do đó, hiếm có người nào dám giả mạo chữ viết của nhà vua để viết trên thánh chỉ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-5
Tiếp đến, trên thánh chỉ có một chữ không thể làm giả được là chữ "Phụng". Chữ này là từ mở đầu của thánh chỉ: "Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết...".
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-6
Chữ "Phụng" do đích thân hoàng đế viết và vị trí của chữ này rất khó để làm giả. Nguyên do là bởi chữ Phụng sẽ được viết trên hoa văn có mây. Vị trí này chỉ có nhà vua mới biết rõ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-7
Thêm nữa, những vân mây trên thánh chỉ do những thợ thêu có tay nghề tốt nhất làm ra. Do đó, chỉ cần nhìn chữ "Phụng" ở đầu thánh chỉ có thể phân biệt được thật giả.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-8
Lý do tiếp theo là thánh chỉ được làm từ vải lụa cao cấp, tơ tằm thượng hạng mà chỉ có hoàng đế và hoàng tộc mới có. Tiếp đến, những người thợ thủ công có tay nghề cao nhất tỉ mỉ làm từng thánh chỉ có những hoa văn rồng, mây... tinh xảo trong thời gian dài.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-9
Vì vậy, không phải ai cũng có thể thu thập được các nguyên liệu quý hiếm cũng như kỹ thuật tốt như thợ thủ công trong hoàng cung để làm giả thánh chỉ.
Thanh chi cua hoang de khong ai dam lam gia chi vi mot chu nao?-Hinh-10
Phần cuối của thánh chỉ có đóng dấu ấn của ngọc tỷ. Ngọc tỷ là bảo vật quốc gia, tượng trưng cho quyền lực của nhà vua. Việc làm giả ngọc tỷ vô cùng khó. Một khi bị phát hiện làm giả ngọc tỷ thì người đó sẽ phải đối diện hình phạt tru di cửu tộc. Chính vì việc làm giả thánh chỉ có thể khiến nhiều người mất mạng nên không ai dám liều lĩnh làm việc này.

Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top