<p>Tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu kịch trần lên 4.000 đồng/lít, dầu lên lên mức trần 2.000 đồng/lít. Đó là một trong những nội dung vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Với mức tăng trên, Bộ Tài chính dự kiến số thu ngân sách mỗi năm từ thuế xăng dầu sẽ đạt khoảng trên 55.000 tỷ đồng, tăng khoảng 14.368 tỷ đồng.</p> <p>Dù Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu sẽ “động viên hợp lý đóng góp của xã hội vào Ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, trong đó có nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường”.</p> <p>Chưa bàn đến việc tăng thuế môi trường với mặt hàng xăng dầu là do thu ngân sách giảm, tăng thuế môi trường nhưng thực chất là không chi cho môi trường hay lý do được cho là giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới và một số nước trong khối ASEAN và châu Á.</p> <p>Chỉ xét ở góc độ việc tăng thuế với mặt hàng xăng dầu sẽ tác động lớn đến chỉ số về tiêu dùng thực tế của hộ gia đình, phúc lợi xã hội và lạm phát, mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội còn lớn hơn số tiền ngân sách thu về từ việc tăng thuế này cũng nhiều chuyện đáng bàn.</p> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/tang-thue-bao-ve-moi-truong(1).jpg" /> <p><em>Ảnh minh họa.</em></p> </div> <p>Trên thực tế, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, là yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Thế nhưng giá xăng dầu hiện nay phải cõng quá nhiều loại thuế, phí như thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn…khiến giá xăng tăng cao. Giá xăng tăng cao sẽ tác động mạnh đến mọi mặt hàng sản xuất và tiêu dùng, ảnh hưởng đời sống người dân.</p> <p>Việc tăng giá xăng dầu do tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ tác động trực tiếp đến người nghèo, người có thu nhập thấp do họ có nhu cầu đi lại cao hơn và chưa có phương tiện nào thích hợp để thay thế.</p> <p>Cùng với đó, mức thu nhập bình quân của người dân hiện nay vẫn là mức trung bình thấp của thế giới, việc giá hàng hóa tăng lên trong khi thu nhập người dân không tăng sẽ đẩy họ vào cuộc sống nhiều khó khăn hơn.</p> <p>Đặc biệt, với ngành kinh tế, giá xăng dầu tăng sẽ đẩy chi phí vận tải, hàng hóa tăng cao, tác động đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong khi khả năng cạnh tranh của họ còn rất yếu. Nhất là những doanh nghiệp vận tải, họ đã phải gánh quá nhiều chi phí như phí bảo trì đường bộ, phí BOT…</p> <p>Do vậy, nếu tăng giá xăng dầu, để tự cứu lấy mình, doanh nghiệp vận tải chắc chắn sẽ buộc phải “nước nổi, bèo nổi” mà đánh vào giá cước vận tải thu số chi phí tăng lên do tăng thuế từ các đối tượng sử dụng dịch vụ vận tải. Đẩy giá thành hàng hóa tăng cao, tất nhiên, tất cả những hệ lụy cuối cùng đều chính những người dân phải chịu.</p> <p>Nhiều ý kiến còn quan ngại việc giá xăng dầu tăng sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế, đặc biệt là chỉ số CPI.</p> <p>Hơn nữa, năm 2018, mục tiêu đặt ra là lạm phát dưới 4%. Nhận định sức ép lạm phát năm nay sẽ lớn hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu tất cả các cấp, các ngành, các địa phương phải chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng năm nay không tăng thuế và phí. Do vậy, việc tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng cũng cần phải cân nhắc kỹ, tránh tình trạng đẩy lạm phát tăng cao.</p> <p>Bộ Tài chính dự kiến số thu ngân sách mỗi năm từ thuế xăng dầu sẽ đạt khoảng trên 55.000 tỷ đồng, tăng khoảng 14.368 tỷ đồng nhưng thực chất số tiền trên được “móc” ra từ chính người dân, doanh nghiệp vận tải. Dư luận đặt ra câu hỏi, tăng ngân sách khi đẩy cuộc sống người dân vào khó khăn thì có nên?</p> <p>Khi người dân chưa thấy những sự minh bạch về những khoản thu trên được chi phí cho vấn đề bảo vệ môi trường dù việc thu phí môi trường đã thực hiện từ lâu nhưng thực tế môi trường vẫn bị ô nhiễm và người dân vẫn phải là người gánh chịu sự ô nhiễm ấy, cùng với việc cuộc sống khó khăn hơn khi phải tiếp tục đóng thuế bảo vệ môi trường với giá cao. Những điều ấy thôi cũng dễ khiến người dân bức xúc, không đồng thuận.</p> <p><em>Theo Thiên Nga (Kiến Thức)</em></p> <!--.saic-wrapper -->
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 4000đ/lít: Oằn lưng người nghèo
Việc tăng thuế với mặt hàng xăng dầu sẽ tác động lớn đến chỉ số về tiêu dùng thực tế của hộ gia đình, phúc lợi xã hội và lạm phát, mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội còn lớn hơn số tiền ngân sách thu về từ việc tăng thuế này.
[e-Magazine] Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí
Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!
Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
Phú Thọ: Người dân bức xúc trại lợn gây ô nhiễm
Cơ sở chăn nuôi lợn của ông Vũ Quốc Đoàn tại xã Đỗ Xuyên (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) xây dựng sát khu dân cư, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Công ty Minh Hà bị phạt 350 triệu do vi phạm môi trường
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 350 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư sản xuất thương mại phát triển Minh Hà, xã Bắc Lũng (huyện Lục Nam) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Yêu cầu chủ động, linh hoạt ứng phó với bão Yinxing
Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT từ Quảng Ninh đến Bình Thuận thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24h; thực hiện phương châm “bốn tại chỗ".
Xưởng chế biến dăm gỗ trái phép “thi gan” cùng chính quyền
UBND xã Phong Phú ra quyết định sửa đổi, bổ sung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với chủ xưởng chế biến dăm gỗ trái phép. Tuy nhiên, chủ xưởng chỉ nộp tiền phạt và không chịu khắc phục hậu quả.
Quảng Bình: Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu vi phạm môi trường
Công ty cổ phần thương mại Bảo Đạt Thành – Chi nhánh Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu Quảng Bình, dù đầu tư hệ thống xử lý chất thải sản xuất nhưng không sử dụng, mà xả thải trái phép ra môi trường.
“Sinh vật ngoại lai” có thể cũng là nguyên nhân gây cá chết tại Hồ Tây?
Những năm gần đây, cứ vào khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 11, Hồ Tây thường xuyên xảy ra hiện tượng cá chết với số lượng lớn, bốc mùi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước.
Xả thải ra môi trường, Công ty Sơn Thủy bị phạt 320 triệu đồng
Từ tin báo về dòng nước thải có màu hồng bất thường, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cùng các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra và phát hiện hàng loạt vi phạm của nhà máy chế biến gỗ thuộc Công ty Cổ phần Sơn Thủy.
Cận cảnh bãi rác trên núi rỉ nước thải ô nhiễm môi trường ở Hòa Bình
Bãi rác khu Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vẫn bốc mùi hôi thối, tràn xệ xuống chân núi đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân.
Khởi tố Giám đốc công ty khai thác, kinh doanh khoáng sản tại Bắc Giang
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lương Ngọc Hải (SN 1971, trú tại thị trấn Nham Biền) - Giám đốc Công ty TNHH Quốc Kỳ do "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.