Tái thả 10 động vật hiếm về rừng

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đã tái thả 10 cá thể động vật hoang dã về rừng tự nhiên. Tất cả đều thuộc nhóm IIB nằm trong Danh mục các loài động vật quý hiếm được ghi tại Sách Đỏ Việt Nam.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!
Theo thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, đơn vị đã tiếp nhận 10 cá thể động vật hoang dã từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh để tái thả về rừng tự nhiên thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-2
Các cá thể động vật hoang dã được Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tiếp nhận và tái thả về rừng gồm: 2 cá thể khỉ đuôi lợn; 2 cá thể khỉ đuôi dài; 1 cá thể khỉ mặt đỏ; 1 cá thể mèo rừng; 1 cá thể rắn ráo trâu; 2 cá thể trăn (một cá thể trăn gấm, một cá thể trăn đất) và một cá thể rùa răng.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-3
Những cá thể động vật hoang dã đều do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh. Chúng đều thuộc nhóm IIB nằm trong Danh mục các loài động vật quý hiếm được ghi tại Sách Đỏ Việt Nam.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-4
Trong đó, khỉ đuôi lợn có tên khoa học Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Nó nằm trong nhóm 2 thuộc Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Loài khỉ này phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-5
Khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca fascicularis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Đây là loài khỉ có tuổi thọ cao nhất khi mỗi cá thể có thể sống tới 37 năm. Đây cũng là loài có chiều dài đuôi lớn hơn so với cơ thể: chiều dài đuôi đạt mức tối đa là 65 cm trong khi chiều dài cơ thể tối đa là 55 cm.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-6
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca Arctoides. Đây là loài có tên trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB. Da mặt mỏng cùng số lượng mạch máu lớn là những yếu tố khiến loài khỉ này có mặt đỏ nổi bật.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-7
Mèo rừng có tên khoa học là Prionailurus bengalensis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Chúng có ngoại hình đẹp nên bị một số đối tượng săn bắt để bán làm thú cưng.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-8
Rắn ráo trâu hay còn gọi rắn hổ trâu, rắn long thừa, rắn hổ hèo, rắn hổ dện (vện), là một loài rắn thuộc họ Rắn nước. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày, vừa sinh sống trên cây lẫn dưới đất, không độc và di chuyển nhanh. Chúng ăn nhiều loại con mồi và thường được tìm thấy ở các khu vực có loài gặm nhấm phát triển mạnh.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-9
Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus. Khi trưởng thành, mỗi cá thể dài khoảng 6 - 7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-10
Trăn đất có tên khoa học là Python molurus. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có kích thước trung bình 4 - 6m. Đặc biệt, một số cá thể dài khoảng 8m và nặng hơn 100 kg. Chúng thường ở trong hang hốc và chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây để săn mồi ở các rừng thưa, gần các sông suối.
Tai tha 10 dong vat hiem ve rung: Toan loai trong Sach Do VN!-Hinh-11
Rùa răng còn được gọi là Càng đước và có tên khoa học là Heosemys annandalii. Chúng thuộc một loài rùa lớn trong họ Emydidae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loài rùa này sống thủy sinh, ăn cỏ và có thể có kích thước lớn tới hơn 51 cm.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Theo Đời sống
back to top