Tác dụng không ngờ của quả thanh trà không phải ai cũng biết

Cùng Khoa học và đời sống tìm hiểu những lợi ích của thanh trà đối với sức khỏe.

Thanh trà là quả gì?

Thanh trà thường xuất hiện vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Quả thanh trà vỏ vàng óng, thơm lừng. Nhiều người nhận xét loại quả này có mùi thơm thoang thoảng của 4 loại quả như đào, cam, quýt, xoài, hơn nữa lại rất tốt cho sức khỏe.

Trái thanh trà được trồng phổ biến ở Vĩnh Long. Hiện toàn TX Bình Minh (Vĩnh Long) có khoảng 27ha trồng thanh trà.

Vụ chính của loại quả này bắt đầu từ tháng 12 cho đến hết tháng 4 năm sau. Chúng thường được buộc lại thành chùm, bày bán dọc đường quốc lộ. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, rất dễ nhầm lẫn chúng với trái chanh hoặc xoài nhỏ. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, quả chín sẽ có màu vàng cam sậm đẹp mắt. Lớp vỏ quả nhẵn mịn và mùi thơm ngào ngạt. Quả thanh trà có 2 vị riêng biệt là chua hoặc ngọt. Loại thì cực kỳ chua, loại lại ngọt đến mê mẩn.

Thanh trà chua đầu mùa được thu mua từ 40.000- 60.000 đ/kg. Còn quả thanh trà ngọt chỉ mới phát triển trồng trong vài năm gần đây, diện tích ít, nên giá ở mức khá cao, từ 120.000- 130.000 đồng/kg nhưng nguồn cung không nhiều nên không đủ cầu. Với mức giá thanh trà ngọt này, người trồng thanh trà có lợi nhuận khá.

Quả Thanh trà - Ảnh:internet.

Quả Thanh trà - Ảnh:internet.

Cứ 149g thanh trà lại cung cấp 70calo, 18g đạm, 1g chất xơ, 3g Provitamin A, 46% nhu cầu Vitamin B6 mà cơ thể cần trong ngày, 7% nhu cầu về folate, 5% nhu cầu về magie, 5% nhu cầu về kali...

Chưa kể, loại trái cây này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, carotenoid giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Carotenoid cũng là tiền chất của vitamin A, rất cần thiết cho thị lực khỏe mạnh, chức năng miễn dịch và sự phát triển của tế bào.

Những lợi ích của thanh trà đối với sức khỏe

Cải thiện khả năng trao đổi chất

Quả thanh trà có thể cải thiện sức khỏe trao đổi chất của bạn bằng cách giảm mức độ chất béo trung tính, lượng đường trong máu và insulin - một loại hormone giúp di chuyển đường trong máu vào tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng.

Ngoài ra, các bộ phận khác của quả thanh trà bao gồm cả lá, hạt từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các vấn đề như giảm lượng đường trong máu cao.

Thanh trà cung cấp các đặc tính chống viêm

Viêm mãn tính liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, bệnh não và bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả thanh trà có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Những tác dụng chống viêm mạnh mẽ này có thể là do chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.

Thanh trà được bày bán nhiều trên các tuyến đường ở Hà Nội như Phạm Ngọc Thạch, Xã Đàn, Đê La Thành... Ảnh: internet.

Thanh trà được bày bán nhiều trên các tuyến đường ở Hà Nội như Phạm Ngọc Thạch, Xã Đàn, Đê La Thành... Ảnh: internet.

Thanh trà giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Quả thanh trà có thể tăng cường sức khỏe tim mạch do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, hàm lượng kali và magiê trong chúng rất cần thiết cho việc điều chỉnh huyết áp và hoạt động bình thường của các động mạch.

Theo nghiên cứu từ Đại học Sapienza, khoa Nội và Chuyên khoa Y tế (Ý), các hợp chất carotenoid và phenolic của thanh trà có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Carotenoid tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch - đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và tử vong do bệnh tim.

Thanh trà giúp chống ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ vỏ, lá và hạt của thanh trà có tác dụng chống bệnh ung thư. Chẳng hạn như một nghiên cứu trong ống nghiệm thực hiện bởi Khoa khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Quốc gia Jeju (Hàn Quốc) đã nhận thấy rằng chiết xuất từ vỏ của quả thanh trà khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư bàng quang ở người.

Ngoài ra, các chất trong thịt của quả thanh trà, gồm carotenoid và các hợp chất phenolic, được biết là đặc tính chống ung thư.

Beta carotene thể hiện tác dụng chống ung thư trong cả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, trong khi axit chlorogenic - hợp chất phenolic - được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của khối u trong nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm./.

Theo Đời sống
back to top