Tắc động mạch đùi, hoại tử chi do không dùng thuốc chống đông

Nhờ hút nhiều huyết khối và đặt stent, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã cứu được chân cho bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch đùi trái.

Người bệnh Vương Thị K. (55 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ) có tiền sử rối loạn nhịp tim, rung nhĩ nhưng không dùng thuốc thường xuyên mà tự ý mua thuốc Nam về dùng. Khi chân trái đau và phù nề tím không đi được, người bệnh đau ngực, khó thở mới đến viện khám.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, người bệnh được chẩn đoán tắc hoàn toàn động mạch đùi nông trái do huyết khối, rối loạn nhịp tim, hoại tử chi nặng nề và được chỉ định can thiệp hút huyết khối và đặt 1 stent.

hoai-tu-chan-1.jpg
Hút huyết khối, đặt stent cứu chân hoại tử nặng nguy cơ phải cắt cụt

Sau can thiệp, tưới máu vùng đùi, cẳng chân và bàn chân tốt, người bệnh tiếp tục được điều trị nội khoa, dùng thuốc chống hình thành huyết khối, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và kháng sinh.

Sau 20 ngày điều trị, người bệnh đã đi lại được.

BSNT Đỗ Viết Thắng, Phó trưởng Đơn vị Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, đây là một trường hợp rất khó và phức tạp do huyết khối gây tắc hoàn toàn động mạch đùi trái. Nếu không được can thiệp kịp thời nguy cơ phải cắt cụt chân là rất cao.

BSNT Thắng khuyến cáo, người bị bệnh van tim, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) phải dùng thuốc chống đông đều đặn, tái khám định kỳ để được làm các xét nghiệm đông máu.

Khi người bệnh có triệu chứng đau chân, đau cách hồi khi đi lại cần đi khám chuyên khoa tim mạch để được phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top