Suýt mất mạng vì 1 vết ong đốt

Bị ong bò vẽ đốt, người bệnh bị khó thở, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ, sốc phản vệ độ III. Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Ngày 4/5/2022, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí có tiếp nhận một người đàn ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị 1 con ong vò vẽ đốt.

Người bệnh là N.V.V. 54 tuổi trú tại Thanh Sơn, Uông Bí. Theo đồng nghiệp của bệnh nhân V. trong lúc đang làm việc không hiểu sao bị một con ong vò vẽ đốt. Ngay sau đó người bệnh có biểu hiện khó thở, tím tái và được đưa cấp cứu.

ong-dot.jpg
Nguy kịch suýt mất mạng vì 1 vết ong đốt

Các bác sĩ cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, lơ mơ, kích thích, đại tiểu tiện không tự chủ, thở rít, mạch ngoại vi không sờ thấy. Sau khi tiến hành thăm khám các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc phản vệ độ III do ong đốt.

Xác định đây là trường hợp rất nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ: người bệnh được tiêm Adrenalin, truyền dịch, đặt ống nội khí quản... Sau 12 giờ tình trạng ổn định, người bệnh được rút ống nội khí quản, tự thở, tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Hiện tại sức khỏe người bệnh đã ổn định, tỉnh táo, các chỉ số lâm sàng bình thường và sẽ được xuất viện trong 1 – 2 ngày tới.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân: sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lí kịp thời. Ngay khi phát hiện người bệnh bị ong đốt hoặc sau khi ăn, uống các vật lạ nếu có các biểu hiện như: Mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, choáng váng... cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top