Sửng sốt trước sự hoành tráng của nhà thờ lớn nhất thế giới
T.B (tổng hợp)
Nhà thờ này được khởi công xây dựng năm 1506 trên nền một nhà thờ cũ. Người chỉ đạo việc xây dựng ban đầu là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư nổi tiếng thời Phục Hưng Michelangelo (1475-1564).
chia sẻ
Với diện tích trên 15.000m2 và sức chứa 60.000 người, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Anh: St. Peter's Basilica) ở Vatican là nhà thờ có quy mô lớn nhất thế giới. Ảnh: The Artistic Adventure of Mankind.
Nhà thờ này được khởi công xây dựng năm 1506 trên nền một nhà thờ cũ. Người chỉ đạo việc xây dựng ban đầu là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư nổi tiếng thời Phục Hưng Michelangelo (1475-1564). Ảnh: Britannica.
Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho Donato Bramante do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ các dấu tích của nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm tuổi cùng với các cây cột. Ảnh: CNN.
Sau khi Giáo hoàng Giuliô II và Bramante lần lượt mất năm 1513 và 1514, công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được dẫn dắt bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Một lần nữa Michelangelo lại trở thành người chỉ đạo xây dựng. Ảnh: Nico Franz.
Michelangelo đã thiết kế một mái vòm nổi tiếng, được coi là một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng đương thời bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do rất lớn. Ảnh: Ian Cowe / Flickr.
Tuy nhiên, ông đã mất khi mái vòm kỳ vĩ này vẫn còn dở dang. Công việc được tiếp tục bởi kiến trúc sư Giacomo della Porta. Ảnh: Britannica.
Năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, nhà thờ mới được khánh thành. Ảnh: Prezi.com.
Dù không phải là nhà thờ số một của Giáo hội Công giáo Roma nhưng vương cung Thánh đường Thánh Phêrô luôn được coi là một trong những nơi linh thiêng nhất của các tín đồ Công giáo. Ảnh: Vatican Tickets.
Hình ảnh Quảng trường Thánh Phêrô nhìn từ mặt tiền của nhà thờ cùng tên thường được coi là hình ảnh đại diện cho Giáo hội Công giáo Rôma và Thánh địa Vatican. Ảnh: Traveloka.
Nhà thờ Thánh Phêrô còn là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đáng kể nhất là các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo. Ảnh: Wikipedia.
Vào năm 1984, nhà thờ này cùng nhiều công trình khác của Tòa thánh Vatican đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với tên gọi chính thức là Thành Vatican (Vatican City). Ảnh: Headout.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Viettel ra mắt bộ trang bị mang tên "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.
Chiêm tinh học là một trong những hệ thống tri thức cổ xưa, xuất hiện ở nhiều nền văn minh trên thế giới. Sau đây là 10 truyền thống chiêm tinh học nổi bật trong lịch sử nhân loại.
Loài cá vây tay (Coelacanth) không chỉ là một “hóa thạch sống” mà còn là chìa khóa để hiểu về tiến trình tiến hóa và lịch sử sự sống trên Trái Đất. Việc bảo vệ chúng là điều vô cùng quan trọng.
Các Vườn quốc gia này không chỉ phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên của châu Á mà còn thể hiện sự đa dạng sinh học và văn hóa độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.
Chiếc đồng hồ của Sinai Kantor - nạn nhân trong vụ chìm tàu Titanic năm 1912 - được bán đấu giá với số tiền 57.500 USD. Câu chuyện về chủ nhân chiếc đồng hồ khiến nhiều người cảm động.
Bảng chữ cái Ugarit được coi là bảng chữ cái cổ nhất trong lịch sử loài người, có nguồn gốc từ nền văn minh Ugarit (ngày nay thuộc Syria). Sau đây là những sự thật thú vị về bảng chữ cái này.
Một lăng mộ cổ vô tình được phát hiện ở Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Khi mở nắp các quan tài, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 46 thi hài nữ khỏa thân.