Sửng sốt 3 loài động vật “hiếm có, khó tìm” nhất hành tinh
Thiên Trang (TH)
Hiện trên thế giới còn tồn tại những loài động vật rất độc đáo, quý hiếm nhưng sự sống của chúng lại bị đe dọa ở mức báo động.
chia sẻ
1. Tarsier: Là một trong những loài linh trưởng nhỏ và quý hiếm nhất, loài khỉ lùn Tarsier từng bị cho là đã tuyệt chủng từ năm 1921. Tuy nhiên, 86 năm sau đó, chúng một lần nữa “tái xuất giang hồ”. Khỉ lùn Tarsier xuất hiện trên Trái đất từ 45 triệu năm trước và từng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực trên Trái đất.
Tuy nhiên, hiện nay loài động vật này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu một mặt là do môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp và nhiều loài mèo hoang dã coi chúng như con mồi để săn bắt. Mặt khác, chúng thường xuyên bị người dân địa phương bắt đem bán.
Ngoài đôi mắt to, khỉ lùn Tarsier còn có một đôi tai to không kém. Đôi tai này hỗ trợ đắc lực cho chúng khi nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, chim, rắn hay thằn lằn.
Chi sau của chúng cũng rất dài đặc biệt là xương mu bàn chân. Nhờ có đôi chân này, khỉ lùn Tarsier có thể chuyền cành thoăn thoắt trên những cành cây vào ban đêm. Khoảng cách một cú nhảy của chúng có thể dài gấp 40 lần chiều dài cơ thể.
2. Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola, là loài cá biển cỡ lớn, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi có nhiệt độ rất. Một con cá mặt trăng trưởng thành có thể dài tới hơn 3m, nặng trung bình 2,5 tấn.
Loài cá này có hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn ở phía trước và dẹt về phía đuôi. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái mỏ.Bên cạnh đó, cá mặt trăng còn được mệnh danh là “loài cá lười biếng” bởi chúng thường chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng cá mặt trăng đang được xếp vào hạng bị đe dọa trong Sách Đỏ. Lý do không chỉ vì nạn săn bắt bừa bãi của con người, mà còn do ô nhiễm rác nhựa trong lòng đại dương. Con mồi ưa thích của loài cá này là sứa, và chúng thường xuyên nhầm sứa với túi nhựa, dẫn đến mắc nghẹn mà chết.
3. Okapi: Nếu như bạn nhìn thấy Okapi lần đầu, bạn sẽ cho rằng đó là một loài vật được lai tạo giữa một chú ngựa vằn và một con hươu cao cổ, nhưng thực tế thì không phải vậy, Okapi là một loài động vật hiếm có khó tìm được tìm thấy tại vùng rừng nhiệt đới phía Bắc và Đông Bắc nước Cộng hòa Congo.
Các nhà khoa học cũng ước tính chỉ còn lại khoảng 10.000 – 20.000 cá thể của loài động vật kỳ lạ này sống trong tự nhiên, song đang bị đe dọa bởi hoạt động săn bắn lấy thịt của người dân địa phương.
Cỏ, dương xỉ, và các loại lá non là nguồn thức ăn chủ yếu của loài động vật kỳ lạ này. Các nhà khoa học cũng nhận thấy một điều rất thú vị rằng, Okapi còn ăn cả các khúc cây bị cháy xém do sét đánh nhằm giúp ích cho quá trình tiêu hóa của mình.
Okapi có thể sống từ 15 – 20 năm, tùy theo điều kiện của tự nhiên. Những con Okapi cái thường mang thai trong khoảng từ 427 – 457 ngày trước khi sinh nở. Trong những tuần đầu tiên, những chú Okapi mới sinh sẽ được mẹ giấu kín trong các bụi cây và cai sữa sau 6 tháng.
Sự nóng lên của khí hậu toàn và nạn khai thác gỗ bừa bãi được xem là đang hủy hoại môi trường sống của những chú Okapi, song thực tế thì mối đe dọa từ các hoạt động săn bắn trái phép vẫn thường trực hơn. Hy vọng những nỗ lực bảo tồn sẽ giúp cho loài động vật kỳ lạ này tránh xa bờ vực tuyệt chủng.
>>>Xem thêm video: Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Viettel ra mắt bộ trang bị mang tên "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.
Chiêm tinh học là một trong những hệ thống tri thức cổ xưa, xuất hiện ở nhiều nền văn minh trên thế giới. Sau đây là 10 truyền thống chiêm tinh học nổi bật trong lịch sử nhân loại.
Loài cá vây tay (Coelacanth) không chỉ là một “hóa thạch sống” mà còn là chìa khóa để hiểu về tiến trình tiến hóa và lịch sử sự sống trên Trái Đất. Việc bảo vệ chúng là điều vô cùng quan trọng.
Các Vườn quốc gia này không chỉ phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên của châu Á mà còn thể hiện sự đa dạng sinh học và văn hóa độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.
Chiếc đồng hồ của Sinai Kantor - nạn nhân trong vụ chìm tàu Titanic năm 1912 - được bán đấu giá với số tiền 57.500 USD. Câu chuyện về chủ nhân chiếc đồng hồ khiến nhiều người cảm động.
Bảng chữ cái Ugarit được coi là bảng chữ cái cổ nhất trong lịch sử loài người, có nguồn gốc từ nền văn minh Ugarit (ngày nay thuộc Syria). Sau đây là những sự thật thú vị về bảng chữ cái này.
Một lăng mộ cổ vô tình được phát hiện ở Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Khi mở nắp các quan tài, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 46 thi hài nữ khỏa thân.