<p style="text-align: justify;"><em>Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh thiếu niên.</em></p> <p style="text-align: justify;">Thời niên thiếu và những năm đầu của tuổi trường thành là khoảng thời gian diễn ra nhiều thay đổi, như chuyển trường, sống xa gia đình, bắt đầu học đại học hoặc một công việc mới. Với nhiều người, đây chắc hẳn là quãng thời gian tươi đẹp đầy hứng thú, tuy nhiên đó cũng có thể là thời điểm dồn dập những lo âu và căng thẳng. Trong một số trường hợp, nếu những căng thẳng đó không được nhận biết và xử trí kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến rối loạn sức khỏe tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, công nghệ thông tin ngày càng phổ biến, ngoài những lợi ích không thể phủ nhận cũng sẽ mang tới nhiều áp lực về việc phải kết nối liên tục - “ngày và đêm”. Thanh thiếu niên sống trong điều kiện như vậy thường đặc biệt dễ tổn thương trước các căng thẳng tâm trí và mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Đó là những chia sẻ của các chuyên gia trong hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên: thấu hiểu & hỗ trợ” vào ngày 3/11/2018 tại TP.HCM. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI).</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>50% các bệnh lý tâm thần khởi phát ở tuổi 14</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14, nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh thiếu niên. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15 - 29.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của UNICEF về tình hình sức khỏe tâm thần trong trẻ em và thanh niên độ tuổi từ 14 đến 18, tỉ lệ trung bình mắc các rối loạn tâm thần của nhóm này là 12%, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, cô đơn và tăng động giảm chú ý.</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy, ước tính Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, khiến cho một bộ phận các bạn tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các triệu chứng của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên điều này không những không giúp ích trong việc điều trị các rối loạn tâm thần mà còn làm tăng nguy cơ lạm dụng chất dẫn đến phụ thuộc và nghiện.</p> <div style="text-align: justify;">Kỳ thị và phân biệt đối xử là một rào cản nghiêm trọng hạn chế việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp cận hỗ trợ của các bạn thanh thiếu niên sử dụng ma túy</div> <p style="text-align: justify;">Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia, có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Sức khỏe tâm thần trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng ma túy</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, nhưng thông thường luôn có những lý do “nghiêm túc” đằng sau như: sức ép của việc khẳng định bản thân và thuộc về nhóm bạn bè, bị bạo hành, bị lạm dụng, bố mẹ ly hôn, cuộc sống quá cơ cực…</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng ma túy ban đầu chỉ với mục đích thử nghiệm và ngưng sử dụng sau một thời gian, nhưng một bộ phận sẽ có nguy cơ cao hơn trong lạm dụng và nghiện ma túy, do chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Khiếm khuyết bẩm sinh trong hệ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Gien.</p> <p style="text-align: justify;">- Căng thẳng.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;">- Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu.</p> <p style="text-align: justify;">- Sang chấn tâm lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Theo một nghiên cứu trên gần 600 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16 - 24 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM do Dự án “Bảo vệ Tương lai - SCDI” thực hiện với sự tài trợ từ Expertise France (Cơ quan Hỗ trợ Kỹ thuật Quốc tế Pháp), đến 43% người tham gia khảo sát cho biết có những dấu hiệu trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: justify;">Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (là nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (là hệ quả) việc sử dụng - lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Việc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị nghiện là không giống nhau bởi đây là hai phạm trù bệnh khác biệt, nhưng nếu chỉ điều trị một trong hai, kết quả hồi phục sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc điều trị cả hai cùng một lúc.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Dự phòng bắt đầu từ thấu hiểu</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Một tín hiệu đáng mừng là ngày càng có nhiều người nhìn nhận tầm quan trọng của việc hỗ trợ thanh thiếu niên trang bị khả năng phục hồi tâm trí từ những năm tháng đầu đời để có thể đương đầu với các thử thách trong thế giới hiện nay.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày càng nhiều bằng chứng về việc thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe thời niên thiếu không chỉ đem lại lợi ích cho chính thiếu niên đó trong ngắn hạn và dài hạn, mà còn ảnh hướng tích cực đến nền kinh tế - xã hội khi những người trường thành khỏe mạnh có thể lao động hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn cho gia đình, cộng đồng. Nhiều việc có thể làm giúp xây dựng tính dẻo dai về tinh thần cho trẻ em và thiếu niên để phòng chống các căng thẳng và bệnh lý về tâm thần cho các em, cũng như để xử trí và phục hồi sau khi mắc các bệnh về tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Dự phòng bắt đầu từ việc nhận thức và hiểu những triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý tâm thần. Cha mẹ và thầy cô giáo có thể giúp trang bị các kỹ năng sống của trẻ em và thiếu niên để các em có thể tự xoay sở được với những thách thức tại trường học và gia đình. Hỗ trợ tâm lý có thể được cung cấp tại trường học hoặc các cơ sở cộng đồng khác, và không thể thiếu việc nâng cao hoặc mở rộng đào tạo năng lực cho nhân viên y tế để họ có thể phát hiện và xử trí các rối loạn sức khỏe tâm thần .</p> <p style="text-align: justify;">Đầu tư từ chính phủ và sự tham gia của các khu vực xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình can thiệp lồng ghép mang tính toàn diện về sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên là vô cùng cần thiết. Các can thiệp này nên kết nối với các chương trình nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bản thân, cũng như dạy cho các em cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa, cho phụ huynh và giáo viên hỗ trợ con em mình.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Cô lập và trừng phạt không phải là giải pháp</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Kỳ thị và phân biệt đối xử có tác động một cách tiêu cực đến quá trình điều trị và hồi phục của người sử dụng ma túy nói chung và đặc biệt đối với thanh thiếu niên nói riêng.</p> <p style="text-align: justify;">Theo dự án “Bảo vệ tương lai”, các bạn thanh thiếu niên sử dụng ma túy thường xuyên bị gia đình, hàng xóm và bạn bè kỳ thị, coi thường hoặc miệt thị. Các tin tức và hình ảnh tiêu cực về người sử dụng ma túy trên truyền thông như thường xuyên gắn với tình trạng “ngáo đá”, gây rối trật tự xã hội, phạm pháp, giết người… cũng là những định kiến có tác động không nhỏ tới thanh thiếu niên có sử dụng ma túy.</p> <p style="text-align: justify;">Gần 60% tự kỳ thị và căm ghét bản thân dựa trên phản ứng của mọi người xung quanh khi biết tình trạng sử dụng ma túy của họ, hơn 40% trong số các bạn thường xuyên cảm thấy cô đơn và có ý định tự tử.</p> <p style="text-align: justify;">Kỳ thị và phân biệt đối xử là một rào cản nghiêm trọng hạn chế việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp cận hỗ trợ của các bạn thanh thiếu niên sử dụng ma túy, khi có đến 65,9% lo sợ phản ứng của mọi người nếu biết mình sử dụng ma túy và 53,8% cảm thấy cần thiết phải giấu tình trạng sử dụng ma tuý của mình.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị - phân biệt đối xử trên thanh thiếu niên có vấn đề về sử dụng ma túy và mắc rối loạn tâm thần, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ việc bị kỳ thị kép khiến các em càng khép kín và bế tắc hơn. Càng bị cô lập, việc chẩn đoán các rối loạn sẽ càng muộn, điều trị sẽ bị trì hoãn, khiến cho những tổn thương do nghiện ma túy và rối loạn tâm thần gây ra cho não bộ sẽ khó và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Gia đình và bạn bè luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của lạm dụng ma túy và rối loạn tâm thần, nhưng chỉ khi tạo được một mối quan hệ chân thành, một không gian an toàn để các bạn thanh thiếu niên có thể tin tưởng và cảm thấy thoải mái chia sẻ các vấn đề của mình. Các bạn có thể tham gia điều trị đã tốt, nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ quá trình hồi phục của người nghiện ma túy và/hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần và luôn cần sự đồng hành lâu dài của gia đình, bạn bè và cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sức khỏe tâm thần – nghiện ma túy</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sức khỏe tâm thần không chỉ là không mắc bệnh tâm thần. Đó là trạng thái mà cá nhân có thể thực hiện năng lực của mình, có thể thích nghi với những áp lực bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn tâm thần là tình trạng bất thường đủ nghiêm trọng về nhận thức, điều hòa cảm xúc, hay hành vi của một người; gây ra đau khổ hay mất khả năng trong công việc và hoạt động xã hội quan trọng khác.</p> <p style="text-align: justify;">“Ma túy” theo quan niệm thông thường là chất gây nghiện - bất hợp pháp. Tuy nhiên, “ma túy” theo Y học (định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới - WHO) là chất làm biến đổi tâm thần (ý thức, tri giác, khí sắc, tư duy, hành vi...). Thuật ngữ khác của “ma túy” là: chất tác động tâm thần; chất hướng thần.</p> <blockquote> <p style="text-align: justify;">Theo đó, chúng ta đều đang “nghiện ma túy” và có những vấn đề về tâm thần!<br /> Đều là ma túy theo y học:<br /> - Heroin, hàng đá, thuốc lắc, cần sa.<br /> - Rượu, thuốc lá.<br /> - Trà, cà phê.<br /> - Methadone, morphine, diazepam<br /> - Thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm.<br /> - Thực phẩm (đường, chất béo).<br /> - Keo con chó.<br /> Cũng có tác động gây nghiện như “ma túy”<br /> - Cá độ.<br /> - Shopping.<br /> - Game online.<br /> - Mạng xã hội.<br /> - Tiền bạc.<br /> - Tình dục.<br /> Các mức độ sử dụng ma túy</p> </blockquote> <p style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/suc_khoe_tam_than_2.jpg" /><br /> <br /> Hiểu nhầm về bệnh tâm thần và nghiện ma túy</p> <p style="text-align: justify;">- Người “nhân cách mạnh” được “miễn nhiễm”.</p> <p style="text-align: justify;">- Do đạo đức, phẩm hạnh kém.</p> <p style="text-align: justify;">- Không chữa lành được.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ cần dùng “ý chí” là vượt qua được.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>ThS.BS. NGUYỄN SONG CHÍ TRUNG</strong></p> <p style="text-align: justify;"> </p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên
Ước tính tại Việt Nam, ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về tâm lý, tâm thần nhưng chỉ khoảng 20% trong đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, khiến một bộ phận các bạn tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các triệu chứng của rối loạn tâm thần.
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn
Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
Tăng cường hậu kiểm nông sản thực phẩm, chống ngộ độc và bệnh lây truyền
Không chỉ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, Hà Nội còn tích cực hậu kiểm việc tự công bố chất lượng nông sản, thực phẩm, kịp thời xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn...
Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do cây đổ vào đầu
Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã phẫu thuật và cứu sống ngoạn mục 1 trường hợp chấn thương sọ não rất nặng do tai nạn lao động.
Kinh nguyệt không đều, đi khám bất ngờ phát hiện đa u xơ tử cung
U xơ tử cung chiếm tỷ lệ 30% ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, chị em cần chú ý đi khám khi có dấu hiệu bất thường...
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Biến chứng nặng sau tiêm tan mỡ vùng bụng tại spa
Được giới thiệu phương pháp giảm cân không xâm lấn, chỉ cần tiêm 1 lần, mỡ sẽ tự động hóa lỏng, bụng sẽ tự nhỏ lại,... Sau một tuần tiêm, người phụ nữ 35 tuổi bị biến chứng nặng vùng bụng.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.
Tiêu sợi huyết "giờ vàng", cứu bệnh nhân đột quỵ não cấp liệt nửa người
Đột quỵ nhồi máu não là căn bệnh cấp tính nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng có thể gây di chứng thần kinh kéo dài, thậm chí tử vong.
Uống hormon tuyến giáp quá liều... chữa bệnh nọ xọ bệnh kia
Nhắc đến phẫu thuật tuyến giáp, nhiều người nghĩ ngay tới việc phải uống hormon thay thế cả đời. Nhưng hầu hết các bệnh nhân sau mổ cắt 1 thùy tuyến giáp không cần phải bổ sung hormon tuyến giáp thay thế.