<p><strong>Hen suyễn ở trẻ có đáng sợ?</strong></p> <p>Hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp, xảy ra trên các bé có cơ địa đường thở nhạy cảm hoặc mẫn cảm, lâm sàng đặc trưng bởi khó thở kèm khò khè tái phát. Nếu như không hiểu rõ cũng như không có kiến thức để xử trí cơn hen cấp tại nhà thì hen suyễn rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hiểu về căn bệnh này, chung sống hòa bình với nó, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt, có kiến thức về xử trí cơn hen cấp cũng như điều trị phòng ngừa tốt, thì hen suyễn cũng không còn đáng sợ nữa.</p> <p>Một số yếu tố gợi ý đến trẻ bị hen suyễn như: Khò khè dai dẳng hay tiếp diễn thường có tuổi khởi phát trễ hơn nhóm khò khè tạm thời và thường sẽ tiếp diễn đến tuổi sau mẫu giáo. Nhóm này trẻ thường kèm theo cơ địa dị ứng, chàm, mề đay...</p> <p>Việc chẩn đoán có hen thực sự hay không ở trẻ dưới 5 tuổi là điều không hề dễ dàng, cần sự phối hợp giữa việc hỏi bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng cẩn thận.</p> <p><img alt="Trẻ bị hen luôn phải mang theo thuốc cắt cơn hen bên mình." src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/12/2_resize.jpg" title="Trẻ bị hen luôn phải mang theo thuốc cắt cơn hen bên mình." /></p> <p><em>Trẻ bị hen luôn phải mang theo thuốc cắt cơn hen bên mình.</em></p> <h2><strong>Điều trị hen cho trẻ thế nào?</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Trong việc điều trị hen ở trẻ em có thể chia ra 2 nhóm thuốc: Thuốc cắt cơn hen và thuốc phòng ngừa hen. Thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh khiến cho việc thở được dễ dàng hơn bằng cách làm đường hô hấp rộng hơn.</p> <p>Luôn phải đem theo thuốc cắt cơn hen suyễn bên mình cho trẻ, đó là điều cực kỳ quan trọng trong sơ cứu. Thuốc cắt cơn được sử dụng sơ cứu tại nhà như ventoline inhaler, là salbutamol dạng khí dung. Mỗi liều xịt ventolin inhaler sẽ giải phóng 100mcg salbutamol dạng sulfate. Salbutamol là thuốc kích thích chọn lọc thụ thể beta-2 làm giãn cơ trơn phế quản, chống lại sự co thắt phế quản giúp người bệnh dễ thở, phục hồi chức năng hô hấp mà không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng tới tim mạch.</p> <p>Nếu là chai thuốc hoàn toàn mới thì không sao, nhưng nếu là chai thuốc cũ, chúng ta nên kiểm tra lượng thuốc trong chai thuốc còn hay không bằng cách tháo hộp thuốc ra khỏi vỏ nhựa rồi thả hộp thuốc vào thau nước. Nếu hộp thuốc nổi hoàn toàn là đã hết thuốc; nửa nổi nửa chìm, thuốc còn một nửa. Hộp thuốc chìm hoàn toàn, thuốc còn gần như nguyên vẹn.</p> <p>Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là corticoid dạng hít, rất an toàn và hiệu quả. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường trong nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường hô hấp, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc có thể gây nấm hầu họng, phòng ngừa được nếu trẻ súc miệng và họng sau khi sử dụng.</p> <p>Thực hành lâm sàng cho thấy đa số các bà mẹ không sử dụng ống thuốc hít đúng cách. Điều này góp phần làm cho việc kiểm soát cơn hen kém và tăng số đợt kịch phát. Do đó huấn luyện kỹ năng để sử dụng hiệu quả các dạng thuốc hít là quan trọng. Để đảm bảo điều này cần lựa chọn ống thuốc hít thích hợp cho trẻ, kiểm tra kỹ thuật của các bà mẹ khi có cơ hội: yêu cầu bà mẹ thực hiện cách họ sử dụng ống hít, kiểm tra kỹ thuật của họ dựa vào bảng kiểm chuyên biệt của dụng cụ.</p> <p><strong>Các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả</strong></p> <p>Nếu như không hiểu rõ cũng như không có kiến thức để xử trí cơn hen cấp tại nhà thì hen suyễn rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hiểu về căn bệnh này, chung sống hòa bình với nó, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt, có kiến thức về xử trí cơn hen cấp cũng như điều trị phòng ngừa tốt, thì hen suyễn cũng không còn đáng sợ nữa.</p> <p>Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả hen suyễn ở trẻ như: Khuyến khích sinh thường, không nên sinh mổ nếu không có chỉ định y khoa cần thiết; không để bà mẹ mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá một cách chủ động và thụ động, tiếp xúc với ẩm mốc; bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ hen suyễn trong tương lai; không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trong năm đầu đời; giảm cân cho trẻ thừa cân/ béo phì và tránh các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen...</p> <p><strong>BSCKI. Hoàng Quốc Tưởng</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sử dụng đúng cách thuốc cắt cơn hen tại nhà
Hen suyễn thường hay tái phát, do đó việc hiểu về bệnh lý này cũng như có kế hoạch trong việc theo dõi, xử trí cơn hen suyễn cấp tại nhà và việc điều trị phòng ngừa là vô cùng cần thiết...
5 biện pháp tự nhiên trị đau họng khi trời chuyển lạnh
Thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là khi giao mùa, thường kéo theo sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp, trong đó có đau họng.
Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm
Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp trong động mạch tăng khả năng hình thành cục máu đông lên cao gấp 2 đến 4 lần.
Các mốc siêu âm thai phụ cần nhớ
Khi mang thai, siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và giúp phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu sản phụ cần siêu âm 3 lần vào các mốc quy định.
Bó lá điều trị gãy xương: Hiểm họa khó lường từ bài thuốc dân gian
Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng hoặc bất động kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như hình thành huyết khối, cứng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhận biết sớm thể đột quỵ não tránh biến chứng nguy hiểm
Sự hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ não và cách phòng ngừa, không chỉ giúp cứu sống người bệnh kịp thời mà còn tăng tỷ lệ phục hồi sau cơn đột quỵ.
Sau cắt bỏ tuyến giáp... cẩn thận mắc bệnh thận mạn tính
Người bệnh cần lưu ý bảo vệ chức năng thận sau cắt toàn bộ tuyến giáp bởi có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính và suy tuyến cận giáp.
Phẫu thuật cấp cứu cho người đàn ông bị “thoát vị bẹn cầm tù”
Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào ống bẹn, tạo thành túi thoát vị cầm tù hoặc thắt nghẹt, dễ gây tử vong nếu ruột, đại tràng bị hoại tử. Cả già và trẻ đều bị.
Sốc phản vệ, ngưng tim do ong đốt
Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long đã tiếp nhận cấp cứu thành công cho một trường hợp bệnh nhân nam L.M.T., 31 tuổi, (Vĩnh Long) bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
Xuyên đêm cứu trẻ sơ sinh bị hoại tử ruột từ trong bụng mẹ
2 bệnh viện phối hợp cứu trẻ sơ sinh bị hoại tử ruột do khối u ổ bụng khổng lồ, chiếm 1/2 ổ bụng. Bệnh nhi bị khiếm khuyết một đoạn ruột non, nghi hoại tử vì tắc mạch bẩm sinh từ trong bào thai....
Nhập viện vì... nghẹn gân bò
Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
Bé gái 15 tháng tuổi đột ngột liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
Bé gái 15 tháng tuổi được gia đình đưa vào viện thăm khám trong tình trạng méo miệng, mắt không nhắm kín. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên bên phải.