Sử dụng dầu gió sai cách có thể gây nguy hiểm

Việc sử dụng dầu gió sai cách có thể gây ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đáng tiếc là ít người biết điều này.

Có thể gây ngộ độc

Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não, là một loại thuốc trị ngoài da giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau… Tuy nhiên sử dụng tùy tiện có thể gây xung huyết da, ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia, dù là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu gió vẫn là thuốc, không nên lạm dụng để chữa bệnh.

Trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, trong đó, camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai

Trong dầu gió, tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Nhưng khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt. Vì vậy mà những người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp phải đặc biệt chú ý không nên dùng. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Gây tổn thương hệ hô hấp

Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, dầu gió có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ, nếu dùng quá nhiều sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn thương cho hệ hô hấp.

Gây xung huyết trên da

Trong dầu gió có thành phần methyl salicylate với các tinh dầu nhằm giúp vùng da được xoa dầu trở nên nóng nhanh, giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, giảm nhanh cơn đau và cứng cơ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của methyl salicylate là gây xung huyết da, nên sản phẩm có chứa chất này thường chỉ được dùng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp, băng dán giảm đau, không dùng để uống và bôi lên vết thương hở.

Dùng dầu gió đúng cách

Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện rộng. Cũng không nên dùng thường xuyên. Để sử dụng dầu gió an toàn, dùng bôi thoa ngoài da là chính để chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho tinh thần sảng khoái. Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể nhiễm lạnh.

Ngoài ra, không dùng dầu gió nhiều hơn 3-4 lần/ngày; Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với salicylate, menthol; Không dùng thường xuyên mà phải ngừng ngay khi cơn đau đã chấm dứt; Không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở. Đối với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn. Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.

Theo Thanh Thủy (ANTĐ)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top