Sự ác hiểm của phình động mạch não

Mọi người nên nhận thức sớm một mần mống bệnh cực kỳ nguy hiển, nó tự xuất hiện và tồn tại trong động mạch não một cách thầm lặng, và có thể “nổ vỡ” bất chợt, đột ngột. Hậu quả do vỡ phình động mạch não gây ra là rất thảm khốc, tỷ lệ tử vong khoảng 34- 45%, trong đó có gần 10% tử vong nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu trước khi người bệnh được đưa tới bệnh viện
Phình động mạch não

Phân bố phình động mạch não trong sọ

Tỷ lệ gặp phình động mạch não (PĐMN) trong cộng đồng khoảng 1-8%, và tỷ lệ vỡ PĐMN khoảng 1-3%. Lứa tuổi hay gặp từ 31-70, nhóm hay gặp nhất từ 41-50 tuổi (chiếm 29%).

PĐMN là một nguy cơ sát thương tiềm ẩn trong não, có thể cướp đi sự sống một cách nhanh chóng.

Trong quá trình hình thành phình mạch và tồn tại túi PĐMN, thường không có triệu chứng gì, một số có thể gặp đau đầu không đặc hiệu.

Phình mạch có thể gặp ở người không có yếu tố nguy cơ tim mạch, nhưng những người có tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện rượu, nghiện thuốc lá thì tỷ lệ túi phình cao hơn.

Sự nguy hiểm của PĐMN đến ở sự bất ngờ, thường không có dấu hiệu cảnh báo, một số có đau đầu mức độ vừa phải trước đó.

Bệnh khởi phát rất đột ngột, tự nhiên đau đầu dữ dội, đau khắp đầu (gọi là chứng đau đầu sét đánh), hoặc đau nhiều vùng trán, chẩm hoặc vùng sau gáy.

Một số trường hợp nặng đi vào hôn mê, suy hô hấp sau 30 phút vỡ phình mạch. Thường kèm theo cứng gáy, nôn nhiều, một số trường hợp sụp mi mắt, liệt nửa người, liệt dây VII.

Khảo sát sớm động mạch não để loại trừ

Có thể phát hiện sớm PĐMN bằng cách chụp khảo sát động mạch não. Có thể chụp cộng hưởng từ động mạch não (MRA), chụp CT scanner sọ não đa dẫy mạch máu não (CTA) hoặc chụp mạch số hóa xóa nền DSA.

Nếu phát hiện được PĐMN, bác sỹ chuyên khoa can thiệp hoặc thần kinh mạch máu sẽ đánh giá nguy cơ vỡ của túi phình động mạch.

Nếu hình thái túi phình có nguy cơ vỡ cao thì cần sớm làm can thiệp mạch hoặc phẫu thuật kẹp cổ túi phình. Người bệnh sẽ hoàn toàn bình thường, đồng thời loại trừ được nguy cơ tử vong hoặc tàn phế do vỡ PĐMN gây ra.

Ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức… bệnh do vỡ PĐMN gây ra (bệnh xuất huyết dưới nhện hay xuất huyết màng não) ít gặp hơn ở những nước kém phát triển.

Thành quả chủ yếu do người bệnh được khám xét, khảo sát động mạch não trong cộng đồng để sàng lọc người bệnh có PĐMN từ lúc chưa bị xuất huyết dưới nhện.

Đa phần PĐMN được xử lý trước khi bị vỡ nên giảm được rất nhiều hiểm họa do túi PĐMN gây ra.

Ở Việt Nam đa phần gặp phình động mạch não đã vỡ, do phần lớn người bệnh trước đó không được khảo sát mạch máu não.

Vì vậy, mỗi người và bác sĩ cần ý thức sâu sắc hơn và kiên quyết hơn trong khâu dự báo và phòng bệnh đột quỵ não nói chung cũng như bệnh xuất huyết dưới nhện do vỡ PĐMN.

Nên khảo sát sớm động mạch não để loại trừ túi PĐMN. Các bạn sẽ tránh được sự nguy hại đến tính mạng hoặc tàn phế do PĐMN gây ra.

TS.BS Nguyễn Văn Tuấn

(Bệnh viện Quân y 103- Học viện Quân y)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top