Theo đó, những người sống ở phố thị, đông đúc xe cộ, con người dễ bị yếu, gãy xương.
Theo bài báo cáo vừa đăng tải trên Tạp chí Khoa học Lancet, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ cần sự gia tăng nhẹ của các hạt không khí ô nhiễm có trong khí thải xe cũng khiến mật độ xương của một người thấp đi đáng kể.
Sống trong thành phố kẹt xe dễ bị loãng xương. Ảnh minh họa.
Những chất gây ô nhiễm này ảnh hưởng đến việc sản sinh một số hormon và khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo xương, dẫn đến sự loãng xương sớm. Xương sẽ giòn và dễ bị gãy. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai nạn gãy xương do chủ quan, bởi họ còn khá trẻ và không nghĩ xương mình giòn đến thế.
Thậm chí, có vài trường hợp bệnh nhân sống trong khu vực đường phố bị ô nhiễm nặng đã được ghi nhận gãy xương do… một cái ôm siết. Ô nhiễm đủ sức làm xương bạn yếu đi nhanh chóng, bất chấp lối sống của bạn có lành mạnh hay không.
TS Andrea Baccarelli, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: Ô nhiễm trong nhiều thập kỷ qua đã được chứng minh gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư, suy giảm chức năng một số cơ quan. Với phát hiện mới là ô nhiễm cũng gây ra loãng xương, họ hy vọng sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường.
Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng công trình này sẽ mở đường cho một biện pháp cải thiện sức khỏe xương, ngăn ngừa gãy xương mới: dùng không khí sạch.
PV (tổng hợp)