Tỉnh táo
Đôi khi thật khó để giữ thái độ khách quan khi những người khác làm hỏng kế hoạch của bạn. Nhưng hãy tập trung, bởi vì tức giận sẽ không tốt cho cả hai bên. Vì thế, hãy dành chút thời gian để viết ra giấy (hoặc ít nhất là nghĩ trong đầu) những vấn đề giữa 2 người và tìm ra giải pháp. Kết quả là bạn sẽ bình tĩnh hơn và tập trung hơn. Hãy nhớ rằng không có kẻ khó chịu nào đáng để bạn tức giận.
Lắng nghe tích cực
Đôi khi bạn cũng nên lắng nghe một cách tích cực ý kiến của những người hay phàn nàn. Hãy tự hỏi mình xem nên sửa đổi gì từ những chỉ trích đó hay không? Liệu có hướng giải quyết nào không? Liệu bạn có thể thay đổi để mọi chuyện suôn sẻ hơn được không?
Xây dựng quan hệ với cấp dưới
Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Hạn chế “buôn dưa”
Mới đây, một tài liệu nghiên cứu hẳn hoi của các chuyên gia tâm lý thuộc trường Đại học Y London (Anh) lại cho thấy tán gẫu là một liều thuốc rất hữu hiệu giúp ngăn ngừa stress và kích thích trí sáng tạo ở nhân viên. Tuy nhiên, bạn đừng vội vui mừng và lấy đó làm lý do bao biện cho việc suốt ngày buôn chuyện với đồng nghiệp.
Hãy tập trung vào chất lượng công việc và không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân. Đó là điều mà điều mà sếp của bạn luôn mong mỏi ở nhân viên.
Luôn tìm phương án B
Gặp trực tiếp sếp khi một đồng nghiệp hay khách hàng có vấn đề sẽ làm mất uy tín của bạn. Bạn sẽ trở thành một mục tiêu dễ bị tấn công và sẽ chẳng học hỏi được điều gì. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc sử dụng các kỹ năng để xử lý tình hình. Hãy nhớ rằng dù mọi chuyện có tệ đến mức nào thì cuối cùng, mọi xung đột cũng sẽ chấm dứt.
Hoàng Bách (tổng hợp)