Sau khi nối 3 ngày, ngón tay cái bị đứt lìa đã có sự sống

Bệnh nhân đứt lìa ngang chỏm đốt xa ngón cái do máy cưa cắt được chuyển vào cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ để thực hiện khâu nối siêu vi phẫu để cứu sống ngón cái bị đứt lìa.

noi-vi-phau.jpg

Ê kíp mổ là BSCKII Võ Hòa Khánh (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM) và BS Trần Ngọc Khanh, thuộc tổ vi phẫu của Bệnh viện ĐK Khánh Hòa.

Sau 3 tiếng, các bác sĩ đã hoàn thành khâu nối ngón tay cho bệnh nhân. Đến hôm nay, ngón tay đã từng bước có lại sự sống.

Trong 3 ngày từ 10-12/12/2021, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM trong các lĩnh vực nhi, vi phẫu, chi trên, chi dưới, quản lý chất lượng… đã đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa thăm khám và hội chẩn các trường hợp khó cũng như chuyển giao kỹ thuật điều trị trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.

tach-dinh-ngon-tay.jpg
Các bác sĩ còn thực hiện ca phẫu thuật gỡ dinh các ngón tay. 

Các loại phẫu thuật đã được chuyển giao bao gồm các dị tật bẩm sinh ở trẻ em: trật khớp háng bẩm sinh, bàn chân khoèo, chân vòng kiềng, dị tật vẹo trục cẳng tay - bàn tay, dị tật dính ngón tay, liệt đám rối thần kinh cánh tay.

Các loại phẫu thuật của người lớn bao gồm: thay khớp háng, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo, kết hợp xương trong các gãy xương phức tạp, xoay vạt da, ghép da che phủ khuyết hổng.

Các bác sĩ của hai bệnh viện đã phối hợp thực hiện phẫu thuật điều trị một ca trật khớp háng bẩm sinh cho bé trai 10 tuổi hoặc gỡ dính 4 ngón và ghép da.

tham-kham-cho-bn-sau-phau-thuat.jpg
Đến hôm nay, ngón tay đứt lìa đã từng bước có lại sự sống sau khi được các bác sĩ khâu vi phẫu nối lại. 

Đặc biệt trong đợt chuyển giao này, các bác sĩ của hai bệnh viện đã phối hợp thực hiện phẫu thuật cho một trường hợp bị đứt lìa ngang đốt xa ngón cái do máy cưa cắt nói trên. Đây là một phẫu thuật siêu vi phẫu khó đòi hỏi sự kinh nghiệm của các chuyên gia vi phẫu, sự tinh tế của phẫu thuật viên.

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top