Sai lầm khi kết hợp các loại thực phẩm chữa ung thư

Kết hợp nghệ, táo, nho… chữa ung thư là cách nhiều người áp dụng. Vậy thực chất thế nào, hãy để chuyên gia giải thích cho rõ!

Uống nghệ trộn vỏ táo, nho mà vẫn ung thư

Hàng ngày, ông Nguyễn Văn Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn đều đặn xay táo, nghệ tươi và nho đỏ để ăn. Ông cho hay, vợ ông đọc được thông tin rằng trong 3 loại thực phẩm này có chứa các chất phòng được ung thư tiền liệt tuyến nên áp dụng cho ông uống. Thế nhưng mới đây, khi tình trạng tiểu khó xuất hiện liên tục, ông đi khám thì biết mình bị ung thư tiền liệt tuyến.

Qua tìm hiểu, hiện nay có nghiên cứu thuộc Bộ Khoa học dinh dưỡng và Viện Nghiên cứu nhi khoa Dell, Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho thấy, chất Acid ursolic trong vỏ táo, có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt khi kết hợp với các hợp chất Resveratrol từ nho đỏ và Curcumin của nghệ.

Kết quả thử nghiệm trong các mô hình chuột bị ung thư tuyến tiền liệt thể hiện, acid ursolic được kết hợp với curcumin hoặc resveratrol ngăn ngừa sự hấp thu glutamine bằng các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa sự phát triển khối u ở chuột. Glutamine là một axit amin mà các tế bào ung thư tuyến tiền liệt cần để phát triển, do đó ngăn ngừa sự hấp thu nó sẽ ‘bỏ đói đến chết” các tế bào ung thư.

Cũng từ nghiên cứu này, nhiều người khi đọc được thông tin đã truyền tai nhau sử dụng cùng lúc 3 thực phẩm này dưới dạng xay nhuyễn rồi trộn cùng nhau để ăn, hoặc ăn liền ba thực phẩm cùng lúc… với hy vọng có thể phòng và chữa được ung thư!

Kết hợp nghệ, táo, nho... chữa ung thư

Tuy nhiên, ThS Nguyễn Chí Dũng, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Hà Nội, hiện nay có rất nhiều thông tin đa chiều về sử dụng các chất trong thực phẩm để chữa bệnh, trong đó có ung thư. Nhưng những thử nghiệm và đưa vào áp dụng rất khác nhau. Nhất là việc dùng các hoạt chất trong nghiên cứu nhưng người dùng lại hòa trộn các thực phẩm. Điều này chưa tính đến tác dụng mà còn có nguy cơ xảy ra tình trạng các chất kỵ nhau, tạo nên các chất phụ không tốt…

Nguy cơ rối loạn tiêu hóa,

Ở góc độ khác, BS Phạm Thái Nguyên, nguyên cán bộ Khoa Nội, Viện Quân y 103 cho biết, khi ăn các thực phẩm như nghệ, táo hay nho là tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh tiền liệt tuyến nói riêng vì cung cấp lượng vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa…

Nhưng việc dùng vỏ táo thì cần phải xem lại. Bởi trong các nghiên cứu khoa học, acid ursolic là chiết xuất nên không có các nguy cơ do các chất khác như thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản. Hay nói cách khác, đây là chất tinh khiết. Trong khi táo ở thị trường người dùng mua về, chất lượng cũng như nguồn gốc chưa rõ nên khó có thể an toàn. Tương tự nho, hay cả nghệ cũng cần biết rõ vấn đề này.

Ngoài ra, các chuyên gia cho hay, các thực phẩm như nghệ, táo hay nho đều đều tốt, là thực phẩm ăn hàng ngày, không gây độc nhưng khi pha trộn có khi lại tác động với nhau mang đến những điều ngược lại.

Như axit kết hợp cùng bazơ tạo nên sự trung hòa, hay các chất có trong ba thực phẩm kết hợp với nhau gây ra chất phụ có khi gây ảnh hưởng sức khỏe, mà trong nghiên cứu cũng chưa chỉ ra. Nhất là việc trộn lẫn có thể làm mất thẩm mỹ cũng như hương vị của các hoa quả. Thậm chí, pha trộn ăn lẫn nhau có thể gây nên tình trạng các chất kỵ làm viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng cơ thể, thừa đường và béo phì…

“Hàm lượng các chất trong hoa quả rất ít, nếu muốn đạt đến ngưỡng có khả năng tác động đến bệnh lý theo hướng tích cực thì có khi phải ngày ăn cả rổ táo hoặc nho, nghệ. Trên thực tế, các nghiên cứu thường có nêu rõ, nồng độ các chất áp dụng nghiên cứu sẽ cao hơn nồng độ chế độ ăn hàng ngày. Vì thế, nghiên cứu chỉ là hướng mở ra để áp dụng vào sản xuất, chiết xuất chứ không phải sử dụng một cách hỗn tạp như nhiều người hiện nay”, BS Phạm Thái Nguyên.

Hà Trang

Theo Đời sống
back to top