<p>Đàn ông có sự cương cứng dương vật là vấn đề tự nhiên, vì vậy khi khả năng đó bị mất, hoặc trục trặc (rối loạn cương dương), thì đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe có điều bất ổn. Nam giới có thể thấy khó khăn hoặc không thể đạt được cương cứng khi các dây thần kinh bị tổn thương do phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cấp tính hoặc tổn thương tủy sống.</p> <p>Sự lo lắng hay những căng thẳng tinh thần trong công việc, cuộc sống, thậm chí là lo lắng cho cuộc yêu... có thể gây ra rối loạn cương dương ở thanh niên. Nhưng khi một người đàn ông từ độ tuổi 40 trở lên bắt đầu gặp khó khăn trong việc đạt được cương cứng, nguyên nhân cơ bản thường là do bệnh tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường.</p> <p>Tuy nhiên, trong những trường hợp này, sự thay đổi lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và cũng có thể phục hồi hiệu quả chứng rối loạn cương dương. Những điều chỉnh và can thiệp càng sớm được thực hiện, khả năng phục hồi tình dục bình thường có cơ hội cao hơn.</p> <h2><strong>Vì sao rối loạn chức năng cương dương liên quan tới các vấn đề tim mạch?</strong></h2> <p>Trải qua thời gian dài, sự tích tụ các mảng bám xơ vữa trong lòng động mạch được cho là lý do tại sao rối loạn chức năng cương dương thường đi trước các vấn đề về tim. Chính do sự tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu dương vật, làm cho việc cương cứng trở nên khó khăn.</p> <p>Các nghiên cứu vi mô gần đây cho thấy, rối loạn cương dương có trước các vấn đề về tim thường là do rối loạn chức năng của lớp niêm mạc lót bên trong của các thành và cơ trơn mạch máu. Rối loạn chức năng nội mô làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, đồng thời làm tăng phát triển của xơ vữa động mạch.</p> <p>Tuy nhiên, rối loạn cương dương không phải lúc nào cũng chỉ ra một vấn đề bất thường về tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, có những người đàn ông bị rối loạn cương dương không có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như chấn thương. Và vì thế, những người không có triệu chứng của bệnh tim mạch nên được sàng lọc trước khi bắt đầu điều trị.</p> <p><img alt="Rối loạn cương dương " src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/16/x_va_ng_mch_co_lien_quan_ti_ri_laonj_cng_dng.jpg" title="Rối loạn cương dương - Coi chừng bệnh tim" /></p> <p><em>Sự tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu dương vật, làm cho việc cương cứng trở nên khó khăn.</em></p> <p><strong>Các yếu tố nguy cơ</strong></p> <p>Bên cạnh xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính, rối loạn cương dương và bệnh tim cũng có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:</p> <p>Bệnh đái tháo đường: Những người đàn ông có bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị rối loạn cương dương và bệnh tim.</p> <p>Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch máu và có thể gây rối loạn cương dương.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Lạm dụng rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây ra bệnh tim và có thể đóng góp vào các nguyên nhân khác của bệnh tim, chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc cholesterol máu cao. Rượu cũng làm giảm khả năng cương cứng.</p> <p>Tăng huyết áp: Theo thời gian, tăng huyết áp làm tổn thương niêm mạc động mạch và tăng tốc quá trình hình thành các bệnh mạch máu. Một số loại thuốc tăng huyết áp, như thuốc lợi tiểu thiazide, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng cương dương.</p> <p>Cholesterol cao: Nồng độ LDL, còn gọi làcholesterol “xấu” cao có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.</p> <p>Tuổi tác: Khi con người ta già đi, có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được sự cương cứng theo mong muốn và có thể có tình trạng cương cứng không bền vững ổn định. Nghiên cứu cho thấy, tuổi càng trẻ, nếu đã có rối loạn cương dương thì càng có nguy cơ mắc bệnh tim - Đàn ông dưới 50 tuổi có nguy cơ cao đặc biệt. Ở nam giới lớn hơn 70 tuổi, rối loạn cương dương ít có khả năng là dấu hiệu của bệnh tim.</p> <p>Béo phì: Trọng lượng dư thừa thường làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tim.</p> <p>Testosterone thấp: Đàn ông có testosterone thấp có tỷ lệ rối loạn cương dương và bệnh tim mạch cao hơn so với nam giới có mức testosterone bình thường.</p> <h2><strong>Các lựa chọn điều trị</strong></h2> <p>Nếu có nguy cơ mắc bệnh tim, đầu tiên hãy cân nhắc việc thay đổi lối sống. Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng và đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu.</p> <p>Tuy nhiên, các xét nghiệm hoặc điều trị thêm có thể cần thiết nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim nghiêm trọng hơn.Nếu đồng thời có cả rối loạn cương dương và bệnh tim, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị hợp lý. Chẳng hạn, nếu đang dùng thuốc điều trị tim mạch nào đó, đặc biệt là nitrat sẽ không an toàn khi sử dụng với các thuốc điều trị rối loạn cương dương.</p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Rối loạn cương dương - Coi chừng bệnh tim
Rối loạn chức năng cương dương có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề tim mạch ở đàn ông. Mặt khác, nếu bị bệnh tim, việc điều trị đúng có thể hỗ trợ tốt cho tình trạng rối loạn cương dương.
Những ai nên hạn chế đi bộ?
Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
Cứu bệnh nhi người nước ngoài bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết nguy kịch
Trẻ bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn... đã được các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Thanh Hóa dốc sức cứu sống.
Cứu trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi bị hạ đường huyết
Những trẻ có nguy cơ hạ đường huyết là trẻ được sinh ra từ người mẹ bị bệnh đái tháo đường; trẻ cân nặng khi sinh; cân nặng thấp hơn so với tuổi thai; đẻ non.
Hướng dẫn mới về quản lý, điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai
Tại Hội nghị của Hội tuyến giáp Mỹ (ATA) ngày 3/11/2024, dự thảo quản lý bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai được trình bày xin ý kiến, và dự kiến sẽ được ban hành vào đầu năm 2025.
Địa chỉ vàng: Nơi khám, điều trị tim trẻ em uy tín tại Hà Nội, TPHCM
Với sự tiến bộ của y học hiện đại cùng sự nỗ lực hết sức của các y bác sĩ, trẻ sẽ có cơ hội rất lớn được chữa lành trái tim và có cuộc sống khỏe mạnh như những trẻ bình thường khác.
Tê bì ngón tay không ngờ mắc hội chứng ống cổ tay, Guyon mức độ nặng
Khoa Ngoại, TTYT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công trường hợp bệnh nhân 42 tuổi bị mắc hội chứng ống cổ tay và hội chứng Guyon mức độ nặng.
Nhiều người viêm phổi nặng vì mắc bệnh hô hấp khi giao mùa
Trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường nhiều người bệnh không có bệnh lý mạn tính nhưng nhập viện vì bệnh lý hô hấp nặng nề. Phòng bệnh đúng để tránh bị bệnh.
Thai phụ sốt xuất huyết nguy kịch được cấp cứu mổ sinh bé trai an toàn
Bệnh nhân đang mai thai tuần thứ 38, sốt cao li bì, kiệt sức do sốt xuất huyết, vỡ ối sớm, tiểu cầu 15G/L...Bệnh nhân được truyền tiểu cầu cấp cứu và mổ lấy thai thành công.
Phát hiện sớm nguy cơ đái tháo đường, điều trị hiệu quả tránh biến chứng
Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Bệnh có xu hướng mắc cao và ngày càng trẻ hóa.
Giành lại sự sống cho người đàn ông vỡ thận độ IV sau tai nạn
Bệnh nhân 51 tuổi bị vỡ thận độ IV, nguy kịch sau tai nạn giao thông vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) phẫu thuật cứu sống thành công.
Xương cá xuyên thủng thành ruột non cụ bà 61 tuổi
Xương cá có đầu sắc nhọn di chuyển trong hệ tiêu hóa có thể đâm vào thành ruột gây dị vật tại thành ruột, gây phù nề, viêm nhiễm, tạo ổ áp xe, thậm chí có thể hoại tử gây thủng ruột.