Quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường

Sáng ngày 25/8/2021, Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Quan điểm và định hướng quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khẳng định, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và Luật Đất đai 2013, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng: Tài nguyên đất được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn; an ninh lương thực được đảm bảo; đất cho sản xuất, phát triển đô thị, quốc phòng, an ninh được phân bổ hợp lý hơn. Thị trường bất động sản mở rộng; các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên...

Quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Nguồn lực về đất đai phát huy chưa đúng tiềm năng, sử dụng đất đai còn lãng phí, chưa hiệu quả, trong đó có một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nông trường; tình trạng suy giảm chất lượng, ô nhiễm, thoái hóa đất, xâm thực diễn biến phức tạp...; quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập; chưa thực sự có sự thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương, chưa thực sự công khai, minh bạch và dựa trên cơ chế thị trường…

Chính vì vậy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đề nghị hội thảo tập trung thảo luận kỹ 4 nhóm vấn đề trọng tâm: Làm rõ nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; sự khác biệt về quyền của nhà nước trong vai trò đại diện chủ sở hữu với quyền của nhà nước trong vai trò quản lý nhà nước về đất đai; đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…; giải pháp phân định rõ các loại hình đất đai, xử lý dứt điểm vấn đề còn tồn đọng.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận để làm rõ thêm một số vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, như: Làm rõ nội hàm của nhà nước thống nhất quản lý; hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng đất đai đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia thống nhất, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý đất đai; phát triển thị trường bất động sản...

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW - đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Tổ chức, đặc biệt là sự tham dự của các đại biểu đã phân tích, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, đã làm rõ, thống nhất một số quan điểm, định hướng lớn trong quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam trong bối cảnh mới, đó là: Thống nhất nhận thức một số vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối thượng của quyền lực, vậy nên nhân dân bảo vệ đất đai và sẽ định đoạt lợi ích phải thuộc về nhân dân trước hết, trên hết. Các quan hệ về thị trường trong lĩnh vực đất đai sẽ được vận hành thông suốt trên nền tảng sở hữu toàn dân về đất đai, xét về cả lý luận cũng như thực tiễn.

Theo congthuong.vn
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
back to top