Phụ nữ lao động nặng hay gặp viêm gân dạng bàn tay lò xo

Bàn tay lò xo, hay còn gọi viêm gân là một chứng bệnh hay gặp, đặc biệt những phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, hoặc có quãng thời gian lao động nặng. Dưới đây là một số thể bệnh bàn tay lò xo và cách điều trị hiệu quả.

Bàn tay lò xo

Theo PGS.TS Hà Kiệm, Trưởng bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Bệnh viện 103 thì phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, hay ở những người lao động sử dụng bàn tay nhiều như công nhân cầm búa, khoan, tiện, thợ hớt tóc, hoặc vận động viên tennis, cầu lông… hay gặp tình trạng bàn tay lò xo. Gân gấp chung nông và gân gấp chung sâu các ngón tay đi từ bàn tay vào ngón tay thường phải chui qua các dây chằng để cố định đường đi.

Ở vị trí gân gấp chui qua các dây chằng này thường có các bao gân có màng hoạt dịch Khi các dây chằng này bị viêm hoặc màng hoạt dịch gân gấp bị viêm nổi cục thì di động của gân gấp bị cản trở, làm khó duỗi ngón tay, phải cố gắng mới bật ra được giống như lò xo nên gọi là hội chứng ngón tay lò xo, triệu chứng này rõ nhất vào buổi sáng sau ngủ dậy.

Người bệnh sẽ thấy tại chỗ viêm mặt trước khớp đốt ngón tay có thể thấy đau, sờ nắn thấy có cục nhỏ chắc di động khi cử động ngón tay. Cục nhỏ bị vướng bởi dây chằng cố định gân khi duỗi ngón tay, phải cố gắng cục nhỏ này mới vượt qua được dây chằng làm ngón tay bật ra giống như lò xo.

Một chứng bệnh nữa cũng hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp, lao động chân tay nhiều, đó là viêm gân gót. Người bệnh sẽ thấy sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thấy đay tăng.

Nguyên nhân có thể do các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, phần lớn là do vận động quá mức bàn chân. Thứ nữa là viêm gân gấp chung các ngón chân. Gân gấp chung các ngón chân bám vào mặt dưới xương gót, khi bị viêm gây đau mặt dưới xương gót khi đứng hoặc đi, ấn vào mặt dưới xương gót có thể tìm thấy điểm đau.

PGS.TS Kiệm cho rằng, điều trị viêm gân nói chung thường điều trị bằng thuốc tại chỗ, để vùng viêm được nghỉ ngơi, tránh các động tác gây căng kéo các gân bị viêm. Bôi tại chỗ các loại thuốc mỡ nhóm non-steroid (counterpain, profenid, voltaren) mỗi ngày 2-3 lần.

Nếu viêm nặng, có thể dùng thủ thuật tiêm vào bao gân hydrocortisol (depomedrol, hydrocortisol acetate, diprospan), đây là biện pháp rất hiệu quả, nhưng phải được làm bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Các thuốc non-steroid đường uống ít hiệu quả. Nếu gân bị dính gây cản trở vận động, có thể phải can thiệp phẫu thuật giải phóng dính (hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo).

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp vật lý như dùng nhiệt nóng paraffin, túi nhiệt, bức xạ hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hoặc salisilat tại chỗ. Bệnh nhân cần chăm chỉ tập luyện thể thao để các gân, khớp được cử động nhẹ nhàng, mềm dẻo.

Hà Linh

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top