Phòng khám Trung Quốc liên tục sai phạm, cơ quan chức năng nói gì?

Trước loạt sai phạm tại các phòng khám Trung Quốc, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở y tế TP HCM cho rằng, Thanh tra Sở Y tế đã ra quyết định xử phạt ở khung cao nhất, tước giấy phép hoạt động có thời hạn, nhưng các phòng khám này vẫn không sợ.

“Các phòng khám lợi dụng việc dễ dàng cấp phép kinh doanh hiện nay, sẵn sàng giải thể công ty đang bị xử lý vi phạm, mở một công ty mới với pháp nhân mới, thay đổi luôn cả tên phòng khám nhưng lại hoạt động trên cùng một vị trí ban đầu. Về pháp lý họ không sai bởi luật chưa có quy định. Rõ ràng, chúng ta cần rà soát, sửa đổi Luật cho chặt chẽ hơn”, ông Tăng Chí Thượng nói.

Trước đó, trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ y tế và Sở y tế các tỉnh, thành trong việc quản lý phòng khám của người nước ngoài tại Việt Nam?, Ông Nguyễn Hoàng Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) từng cho biết, ngành y tế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất các phòng khám nước ngoài. Lực lượng thanh tra có thể sẽ đóng giả bệnh nhân để thâm nhập các cơ sở này nhằm bắt quả tang các vụ vi phạm.

PKĐK Quốc Tế liên tục sai phạm.

PKĐK Quốc Tế liên tục sai phạm.

Ông Sơn cũng cho rằng, thực hiện Luật Khám - Chữa bệnh, Bộ Y tế có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép làm công việc chuyên môn tại các phòng khám cho người nước ngoài hành nghề tại địa phương, nhưng việc quản lý lại thuộc thẩm quyền của Sở y tế các tỉnh, thành. Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, Sở y tế các tỉnh, thành cần thực hiện quyết liệt.

Theo Luật sư Đỗ Ngọc Oánh, Đoàn luật sư TP HCM, về quy định, mức chế tài cho những vi phạm trong hoạt động y tế hiện nay đều theo khung. Cụ thể, quy định hiện hành chỉ phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng với một trong các hành vi như: khám chữa bệnh trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hành nghề; khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn... Hình thức xử phạt bổ sung cũng chỉ tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 22-24 tháng.

"Hình phạt quá nhẹ! Với những bác sĩ cố tình lợi dụng việc khám sức khỏe để vụ lợi thì phải xử nghiêm, như tước chứng chỉ hành nghề hoặc rút giấy phép hoạt động vĩnh viễn mới đủ sức răn đe", Luật sư Oánh nhấn mạnh./.

Theo Đời sống
Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Cá nhân có các hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 của Chính phủ.
back to top