Philippines sẽ mua tên lửa phòng thủ bờ biển BrahMos

(khoahocdoisong.vn) - Theo Hãng thông tấn Philippines (PNA) đăng tải, hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh tầm trung BrahMos sẽ đóng vai trò then chốt cho dự án tên lửa chống hạm phóng từ bờ biển của Hải quân Philippines (PN).

Dự án tên lửa chống hạm là một phần yêu cầu của Hải quân về một thế trận quốc phòng độc lập có độ tin cậy cao trong chương trình hiện đại hóa quân đội đang được thực hiện. 

Việc mua sắm hệ thống tên lửa đất đối hải nằm trong Chương trình Hiện đại hóa của Lực lượng vũ trang Philippines, được dự kiến ​​thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022, hướng đến việc mua các loại vũ khí, trang thiết bị cho phòng thủ từ nước ngoài với khoản ngân sách 300 tỷ PHP.

PNA đã đặt câu hỏi với Phó Đô đốc Giovanni Carlo Bacordo: liệu PN có ý định mua tên lửa BrahMos có tốc độ Mach 3 cho việc phòng thủ bờ biển hay không?. Theo phó đô đốc: Đề xuất dự án được trình lên Lãnh đạo Cấp cao, nhưng vẫn phải được Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Philippines phê duyệt và ủy nhiệm cấp kinh phí thực hiện”.

Trả lời, Phó Đô đốc Giovanni Carlo Bacordo cho biết, “Theo đánh giá của Đội công tác kỹ thuật PN, hệ thống phóng và tên lửa BrahMos là giải pháp hứa hẹn nhất cho Hệ thống tên lửa chống tàu phóng từ bờ biển”.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana, cho biết, "Chương trình mua lại BrahMos sẽ được thông qua sau khi Bộ Quốc phòng Philippines và Bộ Quốc phòng Ấn Độ ký vào ngày 2/3 thỏa thuận liên quan đến việc mua sắm vật liệu và trang thiết bị quốc phòng. Hiện nay, mọi việc đang tiến triển thuận lợi. Một thỏa thuận bổ xung khác, được ký gần đây tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phương thức mua sắm G2G (chính phủ với chính phủ)”.

Khi được hỏi chính quyền sẽ mua bao nhiêu khẩu đội BrahMos, Bộ trưởng Lorenzana cho biết sẽ chỉ mua một khẩu đội. “Một khẩu đội phòng thủ bờ biển duy nhất với ba hệ thống phóng tên lửa” - ông nói.

Tên lửa hành trình chống tàu Brahmos của quân đội Ấn Độ

Tên lửa hành trình chống tàu Brahmos của quân đội Ấn Độ

BrahMos, tên lửa hành trình siêu thanh bắn thử nghiệm thành công trong khuôn khổ chương trình kéo dài thời gian khai thác sử dụng trên thao trường Thử nghiệm Tích hợp (ITR) ở Balasore, Odisha ngày 21/5/2018.

BrahMos, tên lửa hành trình siêu thanh bắn thử nghiệm thành công trong khuôn khổ chương trình kéo dài thời gian khai thác sử dụng trên thao trường Thử nghiệm Tích hợp (ITR) ở Balasore, Odisha ngày 21/5/2018.

BrahMos (mã thiết bị PJ-10) là tên lửa hành trình siêu thanh động cơ dòng khí thẳng tầm trung, có thể được phóng từ tàu ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chiến đấu hoặc từ đất liền. Đây là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới. Tên lửa là sản phẩm của liên doanh giữa NPO Mashinostroyeniya Liên bang Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, cùng thành lập BrahMos Aerospace. 

Đây là tên lửa phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình P-800 Oniks Nga, sử dụng công nghệ tên lửa hành trình lướt sóng của Nga. Tên BrahMos là một ghép từ tên của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.

Tên lửa BrahMos là tên lửa hành trình chống hạm nhanh nhất thế giới đang được khai thác sử dụng. Các phiên bản phóng từ đất liền và phóng từ chiến hạm đã được đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu của quân đội Ấn Độ. Một biến thể phóng từ trên không của BrahMos xuất hiện năm 2012 và được đưa vào trang bị năm 2019. Một phiên bản siêu thanh khác của tên lửa, BrahMos-II, hiện đang được phát triển với tốc độ Mach 7-8, tăng cường khả năng tấn công nhanh trên không.

Năm 2016, khi Ấn Độ trở thành thành viên của Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR). Ấn Độ và Nga hiện đang có kế hoạch cùng phát triển một thế hệ tên lửa Brahmos mới với tầm bắn 800 km và khả năng cơ động linh hoạt, có thể tấn công các mục tiêu được bảo vệ vững chắc với độ chính xác cao.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top