Phát hiện nhiễm tái tổ hợp và nhiễm kết hợp hai dòng phụ của biến thể Omicron

Theo báo cáo hằng tuần về COVID-19 của Cơ quan y tế New South Wales mới công bố, bang này đã ghi nhận 1 ca nhiễm "tái tổ hợp" biến thể Delta và Omicron (tức ca nhiễm "Deltacron" - kết hợp giữa 2 biến thể Delta và Omicron) và 1 ca nhiễm kết hợp 2 dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron.

Tái tổ hợp virus xảy ra khi một người bệnh trước đây đã nhiễm 2 biến thể riêng biệt kết hợp với nhau, tạo ra một biến thể mới chứa các vùng gene của cả 2 biến thể lây nhiễm. Trong khi đó, các ca lây nhiễm hỗn hợp có nghĩa là nhiễm đồng thời 2 virus khác biệt.

PGS. Stuart Grant Turville, nhà virus học tại Viện Kirby, cho biết các ca lây nhiễm tái tổ hợp các biến thể virus hiện nay vẫn là trường hợp hiếm, nhưng có thể trở nên phổ biến hơn khi có nhiều ca mắc biến thể Delta và biến thể Omicron trong cộng đồng.

Ông cũng cho biết đối với các ca lây nhiễm tái tổ hợp, khả năng lây truyền và triệu chứng sẽ tùy thuộc virus nào chèn lên virus nào. Nếu là một tái tổ hợp Delta - Omicron, có nghĩa là toàn bộ glycoprotein gai từ Delta chèn lên Omicron, theo đó virus tái tổ hợp sẽ có cơ chế hoạt động như biến thể Delta về lây truyền và về cách thức kháng thể được tạo ra bởi vắc xin.

Phó giáo sư Turville cũng cho biết các kháng thể do vắc xin tạo ra sẽ chống lại biến thể Delta hiệu quả hơn so với chống lại biến thể Omicron, cũng như với virus tái tổ hợp. Ông nêu rõ vắc xin có tác dụng tốt chống lại biến thể Delta, nhưng biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều.

Dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron hiện là biến thể lây nhiễm chủ đạo, chiếm khoảng 97% số ca nhiễm phát hiện tại New South Wales. Dòng phụ BA.1 cũng đang lưu hành tại New South Wales nhưng ở mức thấp hơn.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top