Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã phát triển thành công một loại vải mới có thể tạo ra điện từ mồ hôi và chuyển động của cơ thể, tờ Korea Herald đưa tin.
Loại vải mới được các nhà nghiên cứu tạo ra từ sự kết hợp hai loại vải khác nhau, một loại trang bị máy phát điện ma sát (TEG) và một loại có máy phát điện mồ hôi (PEG). TEG có thể biến năng lượng cơ học được tạo ra từ các chuyển động của cơ thể thành năng lượng điện. PEG có thể tạo ra năng lượng điện khi các chất lỏng như nước và mồ hôi chảy dọc theo sợi vải.
Với tỷ lệ dệt 1 TEG xuyên qua 36 PEG để làm thành vải may quần áo, các nhà nghiên cứu đã cung cấp thành công năng lượng cho một thiết bị cảm biến theo dõi vị trí yêu cầu dòng điện 3V. Đặc biệt, loại vải này có thể giặt được, hơn nữa sản lượng điện của vẫn được duy trì tốt sau 10 lần giặt.
a) Sơ đồ minh họa bộ trang phục thu năng lượng bao gồm các sợi TEG và PEG. b) Tác dụng của các sợi dựa trên TEG và PEG bổ sung. c, d) Ảnh chụp thiết bị thu năng lượng đeo trên khuỷu tay người. Ảnh: KIST |
Trước đây, TEG bị hạn chế vì hiệu suất năng lượng giảm do độ ẩm từ mồ hôi còn PEG chỉ tạo ra rất ít năng lượng nên rất khó đưa chúng vào sử dụng thực tế.
Nhóm nghiên cứu đã khắc phục những hạn chế này bằng cách sử dụng đường nóng chảy để làm vải TEG, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng nhờ bề mặt ma sát tăng lên. Họ cũng phủ PEG bằng muối ion và parylene-C để tăng công suất phát điện.
Với tỷ lệ dệt một TEG xuyên qua 36 PEG để làm thành quần áo, các nhà nghiên cứu đã cung cấp thành công năng lượng cho một thiết bị cảm biến theo dõi vị trí yêu cầu dòng điện 3V.
Hình ảnh của loại vải mới được phát triển có thể tạo ra năng lượng từ mồ hôi và chuyển động của cơ thể. Ảnh: KIST |
KIST cho biết loại vải mới này có tiềm năng thương mại hóa cao vì sản lượng điện của TEG và PEG vẫn được duy trì tốt sau 10 lần giặt. Việc sản xuất hàng loạt sẽ giúp vật liệu này có giá phải chăng hơn.
“Công nghệ của chúng tôi có thể được áp dụng cho các lĩnh vực thiết bị điện trên quần áo và thiết bị đeo, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ trở thành nguồn năng lượng cho những người hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như lính cứu hỏa, binh sĩ và người leo núi”, ông Song Hyun-cheol, một tác giả của nghiên cứu cho biết.