Công ty này được đề xuất thi công một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2017 - 2020 theo hình thức chỉ định thầu. Theo Bộ Xây dựng, nhằm "thực hiện chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án PPP sang đầu tư công".
Đề xuất trên được đưa ra khi Tổng công ty Sông Đà gặp nhiều khó khăn trong duy trì việc làm, bảo đảm đời sống người lao động. Bộ Xây dựng cho rằng, việc chỉ định Tổng công ty Sông Đà thi công nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực con người, thiết bị sẵn có và kinh nghiệm sử dụng sử dụng hiệu quả thiết bị đã đầu tư hậu các dự án thuỷ điện trọng điểm của doanh nghiệp.
Tổng công ty Sông Đà từng được biết tới là "ông lớn" nhà nước trong ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực thi công các nhà máy thủy điện trong và ngoài nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính những năm gần đây.
Nợ phải trả của Tổng công ty Sông Đà tính tới cuối năm 2019 là 11.135 tỷ đồng, bao gồm: nợ thuê tài chính là 5.302 tỷ đồng, phải trả khách hàng và phải trả khác là 8.502 tỷ đồng, theo Bộ Tài chính.
Ngoài ra, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính là 3 lần.
Tình hình công nợ của Tổng công ty Sông Đà – công ty mẹ chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp công ty mẹ con và công ty liên kết. Trong đó, nợ phải thu tại Công ty Ximăng Hạ Long khoảng 2.700 tỷ đồng, Công ty Điện Việt Lào hơn 800 tỷ đồng, Công ty Thủy điện Nậm Chiến gần 700 tỷ đồng, Công ty TNHH Điện Xekaman 1 gần 300 tỷ đồng, Công ty Điện Xekaman 3 khoảng 560 tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính đánh giá, những con số này cho thấy rủi ro tiềm ẩn với doanh nghiệp trong trường hợp các công ty con, công ty liên kết gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán.