Những rủi ro tiềm ẩn từ ChatGPT

Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù ChatGPT có thể mang lại lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp nhưng công cụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

ChatGPT, công cụ Chatbot AI (trí tuệ nhân tạo) của OpenAI trở thành ứng dụng thu hút nhiều người dùng mới nhanh nhất trong số các ứng dụng phổ thông trên mạng internet hiện nay.

Báo cáo của Ngân hàng đầu tư UBS, dựa trên dữ liệu từ Similar Web, ChatGPT được OpenAI công bố cuối tháng 11/2022, thu hút 57 triệu người dùng sau một tháng. Tính đến 31/1, chatbot AI này đã đạt 100 triệu người dùng. Trung bình mỗi ngày trong tháng 1, nó thu hút 13 triệu người truy cập.

ChatGPT hiện được phát hành miễn phí, nhưng mới chỉ cho đăng ký hoạt động tại Mỹ, Canada và một số thị trường. Dữ liệu mà AI này sử dụng cũng chỉ được cập nhật tới năm 2021. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sự lan truyền của ChatGPT sẽ giúp OpenAI có lợi thế tiên phong so với các công ty AI khác.

Mặc dù các giải pháp công nghệ AI có thể mang lại lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp, song giới chức EU nhận định rằng công cụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Thierry Breton, Uỷ viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh, EU sẽ áp đặt các quy định mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết những lo ngại về rủi ro của ChatGPT và đảm bảo người dùng ở châu Âu có thể tin tưởng vào công nghệ AI.

Theo Euronews, đây là bình luận đầu tiên của một quan chức cấp cao EU đưa ra trong bối cảnh lo ngại về công cụ chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển.

GPT (Generative Pre-training Transformer) là một mạng lưới thần kinh AI (ANNs) được đào tạo trên khối lượng lớn văn bản trực tuyến để tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người. Do đó, nó có thể trả lời các câu hỏi phức tạp, viết truyện cười, lập trình, viết bài luận cấp đại học, giải thích các khái niệm khoa học ở nhiều cấp độ.

Những rủi ro tiềm ẩn từ ChatGPT ảnh 1

Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù ChatGPT có thể mang lại lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp nhưng công cụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

ChatGPT đã trở thành một trong những ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, công cụ siêu AI này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nguy cơ thông tin sai lệch và gian lận về học vấn.

Theo các quy tắc dự thảo của EU, ChatGPT được xem là một hệ thống AI có mục đích chung, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm cả những mục đích có rủi ro cao như lựa chọn ứng viên cho công việc và chấm điểm tín dụng.

Uỷ viên Thierry Breton cho rằng, những rủi ro do ChatGPT gây ra đã nhấn mạnh sự cần thiết phải áp đặt các quy định về công nghệ AI mà ông đã đề xuất vào năm ngoái để thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu.

Về sự "tiếp tay" của siêu AI trong việc đạo văn, ông Sam Altman, nhà đồng sáng lập kiêm CEO OpenAI tuyên bố, thời gian tới sẽ cố gắng triển khai một số thay đổi, bổ sung biện pháp hỗ trợ giáo viên phát hiện đâu là sản phẩm có sự hỗ trợ của AI. Qua đó, đại diện của OpenAI cũng bày tỏ quan điểm cá nhân rằng, người dùng sẽ tự biết cách vượt qua "cám dỗ" và hiểu điều gì mới thật sự có giá trị.

"Chúng ta đang ở một thế giới mới và văn bản tạo bởi AI là thứ cần thích ứng. Không nên quá cực đoan khi nói về AI trong giáo dục", CEO Sam Altman nói thêm.

Trên trang web của OpenAI, công ty cho biết ChatGPT ra đời với mục đích mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, với nỗ lực xây dựng công nghệ trí tuệ nhân tạo an toàn và có lợi.

Theo Đời sống
IPhone 16 có hấp dẫn người dùng?

IPhone 16 có hấp dẫn người dùng?

Thế hệ iPhone 16 mới vừa ra mắt về cơ bản chỉ để lại ấn tượng với kích thước màn hình lớn hơn ở dòng Pro, nút Camera Action. Những điều này liệu có đủ sức thuyết phục người dùng chi tiền nâng cấp?
back to top