Nhìn lại những thảm họa thiên tai "dị thường" khắp thế giới

Theo báo cáo công bố hai năm một lần của Văn phòng Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, trong 2 thập kỷ qua, có từ khoảng 350 đến 500 thảm họa khác nhau do thiên tai gây ra được ghi nhận, từ lũ lụt, hạn hán và bão đến động đất và dịch bệnh, với mức độ từ vừa đến lớn.

Núi lửa phun trào ở Philippines làm 39 người chết

Nằm trong Vành đai lửa, Philippines thường xuyên phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên từ động đất đến phun trào núi lửa. Theo Manila Bulletin, điểm núi lửa này thu hút khách du lịch và là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của đất nước, Taal, đã phun trào vào ngày 12 tháng 1, buộc hàng trăm nghìn người phải sơ tán, bao phủ vùng đất trong tro bụi và khiến 39 người chết.

Núi lửa phun trào ở Philippines làm 39 người chết - Ảnh: AFP.

Núi lửa phun trào ở Philippines làm 39 người chết - Ảnh: AFP.

Động đất làm 41 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vào ngày 24 tháng 1, một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã tấn công các tỉnh Elazig và Malatya của miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, khiến 41 người thiệt mạng, theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia. Trận động đất đã khiến hàng nghìn người phải di dời. Khu vực này nằm trên dải đứt gãy Bắc Anatolian, thường xuyên xảy ra động đất.

Động đất làm 41 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP.

Động đất làm 41 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP.

Bão Vamco khiến 42 người ở Philippines thiệt mạng

Ngày 13.11, bão Vamco đã đổ bộ vào Manila và các tỉnh lân cận, khiến 42 người thiệt mạng, theo hãng tin AP. Trận bão lớn nhất trong số 21 cơn bão mà đất nước trải qua vào năm 2020, và dẫn đến trận lụt tồi tệ nhất mà khu vực từng thấy trong những năm gần đây. Vamco đã theo sát cơn bão Goni, cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm, làm tăng thêm những thiệt hại mà đất nước này phải đối mặt.

Bão Vamco khiến 42 người ở Philippines thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Bão Vamco khiến 42 người ở Philippines thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Siêu bão Amphan khiến hơn 85 người thiệt mạng

Ngày 20.5.2020, Ấn Độ và Bangladesh hứng chịu siêu bão Amphan khiến hơn 85 người thiệt mạng, theo Washington Post. Hàng triệu người phải sơ tán do cơn bão này - một trong những cơn bão lớn nhất trong khu vực trong thập kỷ qua. Trước khi đổ bộ, Amphan là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở Vịnh Bengal, nhưng đã suy yếu đáng kể khi nó vào đất liền.

Siêu bão Amphan khiến hơn 85 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Siêu bão Amphan khiến hơn 85 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Động đất, sóng thần giết chết 117 người ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia, một trận động đất mạnh 7,0 độ Richter đã tấn công tỉnh Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Samos của Hy Lạp vào ngày 30 tháng 10, khiến 117 người thiệt mạng.

Động đất, sóng thần giết chết 117 người ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP.

Động đất, sóng thần giết chết 117 người ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP.

Cháy rừng ở Úc khiến hơn 400 người thiệt mạng

Mặc dù các đám cháy rừng ở Úc đã bắt đầu vào năm 2019, nhưng chúng vẫn tiếp tục tàn phá bang New South Wales của đất nước này cho đến tháng 3 năm 2020. Một trong những trận tồi tệ nhất được ghi nhận là vụ cháy đã thiêu rụi hơn 13 triệu mẫu Anh và trực tiếp khiến ít nhất 33 người thiệt mạng. Tuy nhiên, thực tế là khói đã khiến ít nhất 445 người chết ngạt.

Cháy rừng ở Úc khiến hơn 400 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Cháy rừng ở Úc khiến hơn 400 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Bão Eta tàn phá Trung Mỹ khiến 150 người thiệt mạng

Bão Eta tàn phá Trung Mỹ khiến 150 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Bão Eta tàn phá Trung Mỹ khiến 150 người thiệt mạng - Ảnh: AFP.

Vào ngày 3.11.2020, cơn bão Eta đã tàn phá các quốc gia ở Trung Mỹ, khiến ít nhất 150 người thiệt mạng, theo The Guardian. Các trường hợp tử vong được ghi nhận ở Honduras, Guatemala, Mexico, El Salvador, Panama, Nicaragua và Costa Rica. Đây là cơn bão đến vào cuối mùa tồi tệ nhất được ghi nhận./.

Theo Đời sống
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top