Nhiều bà mẹ mang thai khắc khoải chờ máu trong dịch bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc hiến máu khiến nhiều bà mẹ đang mang thai thiếu máu nghiêm trọng, đe dọa sự sống của mẹ và con.

Đang mang thai ở tuần thứ 34, chị Trần Thị T. phải nhập viện gấp tại Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư vì thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu. Chị được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu từ năm 2019, đến khi mang thai thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.

Chị đang đối mặt với nhiều nguy cơ: thiếu máu nuôi dưỡng thai, khả năng xuất huyết cao do giảm tiểu cầu. Với bất cứ ai, việc tiểu cầu giảm sâu đều nguy hiểm (có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…), nhưng với phụ nữ mang thai thì còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.

Chị Trần Thị T. bị thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu ở tuần thai thứ 34.

Chị Trần Thị T. bị thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu ở tuần thai thứ 34.

Nếu không được truyền máu, truyền tiểu cầu kịp thời sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự sống của cả thai nhi.

Cũng bị xuất huyết giảm tiểu cầu như chị T., chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5g/l, trong khi giới hạn bình thường là 150 – 400g/l. Cách đây 3 tháng chị đã phải nhập viện để truyền khối tiểu cầu. Đến nay, chị lại bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng… Đó chỉ là những dấu hiệu xuất huyết bên ngoài nhưng tiềm ẩn bên trong là biết bao nguy cơ xuất huyết nguy hiểm hơn đang rình rập mà cả chị và bác sĩ điều trị đều không muốn nghĩ tới.

Chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5g/l.

Chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5g/l.

Trong quá trình điều trị, cả 2 người mẹ ấy cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu. Nhưng trong tình hình dịch Covid-19, hàng loạt điểm hiến máu bị trì hoãn, lượng máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng, để có được từng đơn vị máu giúp những người mẹ vượt qua “sóng gió” trong 9 tháng mang thai thực sự là một hành trình gian khó.

Theo đánh giá của bác sĩ, cả 2 sản phụ đều sẽ phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp, nếu sinh tự nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm. Sản phụ có nguy cơ chảy máu khó cầm nên dự kiến trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ cần truyền một số lượng lớn chế phẩm máu.

Ngày 31/7/2020, Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) đã ban hành Công văn số 83/CV-BCĐQG về việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động HMTN trong tình hình mới của dịch bệnh Covid-19. 

Lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã có lịch hiến máu không hoãn lịch, cần duy trì tổ chức hiến máu theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu máu cho điều trị trong thời điểm phòng chống dịch. Đồng thời, người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tích cực tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu theo nhu cầu máu của từng địa phương”.

Thanh Hằng (viện Huyết học - truyền máu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top