150 nhân viên Bệnh viện An Sinh hiến máu tình nguyện, tiếp thêm sự sống trong mùa Covid

(khoahocdoisong.vn) - Khoa Truyền máu, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp với Bệnh viện An Sinh tổ chức ngày hội tình nguyện hiến máu, tiếp thêm sự sống với 150 nhân viên Bệnh viện An Sinh tham gia hiến máu.

ThS.BSCKII Nguyễn Xuân Vũ, Trưởng khoa Truyền máu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết, nguồn máu của Bệnh viện Quân y 175 không chỉ dành cho bệnh nhân tại chính bệnh viện, mà còn cung cấp cho hệ thống các bệnh viện quân đội ở phía Nam và các bệnh viện trên địa bàn TPHCM như Bệnh viện Gò Vấp, Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Hồng Đức, Bệnh viện Quận 12…

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Bệnh viện An Sinh tổ chức ngày hiến máu tình nguyện.

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Bệnh viện An Sinh tổ chức ngày hiến máu tình nguyện.

Do đó, trước tình hình diễn tiến dịch Covid - 19 phức tạp và kéo dài, cùng với đây là thời điểm học sinh - sinh viên nghỉ hè, về quê tránh dịch, nên lượng máu dự trữ cho công tác điều trị, cấp cứu cho thương bệnh binh và người dân trên địa bàn TPHCM gặp nhiều khó khăn, có xu hướng sụt giảm. Hiện nay, mặc dù lượng máu vẫn còn tạm đủ, tuy nhiên, nếu có những sự cố xảy ra như chấn thương nhiều, lượng máu sẽ thiếu hụt.

TS.BS Nguyễn Đức Lộc, Trưởng khoa Lọc máu - Bệnh viện An Sinh, chương trình hiến máu tình nguyện mỗi năm tại bệnh viện thường được tổ chức 2 lần, trung bình mỗi đợt là 100 - 150 cán bộ và nhân viên y tế tham gia và hiến được khoảng 400 đơn vị máu mỗi năm.

Máu được hiến tặng dành cho công tác điều trị như cấp cứu đa chấn thương, xuất huyết...

Máu được hiến tặng dành cho công tác điều trị như cấp cứu đa chấn thương, xuất huyết... 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top