Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm ra sao?

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông, vết thương...

Theo Health, hầu hết các bệnh nhiễm trùng do S. Aureus gây ra là nhiễm trùng da và mô mềm như áp xe hoặc viêm mô tế bào.

Ảnh: Wikipedia.

Ảnh: Wikipedia.

- Áp xe: Ổ áp xe hình thành tại vị trí vết thương, thường chứa đầy mủ. Khu vực xung quanh ổ áp xe thường đỏ, đau và sưng tấy. Vùng da xung quanh ổ áp xe có thể ấm khi chạm vào.

- Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng các lớp bên dưới của da. Thông thường là vết xước hoặc vết cắt trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất ở chân hoặc cánh tay. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí nhiễm trùng.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi (nhiễm trùng phổi) hoặc nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu). Các triệu chứng của những bệnh này bao gồm khó thở, khó chịu, sốt hoặc ớn lạnh.

Mọi người còn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng, khiến người bệnh bị nôn mửa và có thể sốt.

Một số người có thể bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus và không bao giờ mắc bệnh này. Đối với những người bị nhiễm khuẩn, thời gian từ khi tiếp xúc đến khi phát bệnh có thể từ vài ngày đến vài năm.

Nhiều bệnh nhiễm trùng da thông thường do S.aureus gây ra sẽ tự lành mà không cần điều trị y tế. Nhiễm trùng da nghiêm trọng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành nếu điều trị bị trì hoãn hoặc nếu điều trị không hiệu quả.

Nhiễm trùng da nếu không được điều trị có thể phát triển thành các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng như nhiễm trùng xương hoặc máu.

Trường hợp nặng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu..., người bệnh thường phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Một người có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng nhiều lần.

Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người sử dụng các thiết bị y tế xâm lấn đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.

Theo VietnamDaily
Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể.
Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ li ti trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể chứa virus HMPV và xâm nhập vào đường hô hấp của người khỏe mạnh.
back to top