Người già tiểu đêm do suy giảm chức năng thận

Bệnh tiểu đêm được xem là buổi tối đi tiểu từ 3 lần trở lên, dưới số lần này được xem là bình thường. Chỉ nên lo khi tiểu ít, buốt và bí.

Hỏi:Tôi năm nay 72 tuổi, thường hay đi tiểu đêm, lượng nước tiểu nhiều và không bị đau. Vậy, đây có phải là triệu chứng của suy giảm chức năng thận không?

Nguyễn Quang (Phú Thọ)

Với người lớn tuổi, nhất là sau 70, không chỉ suy giảm chức năng thận mà nhiều bộ phận như tim, gan… cũng bị suy giảm. Ảnh minh họa

GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên, nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Bệnh tiểu đêm được xem là buổi tối đi tiểu từ 3 lần trở lên, dưới số lần này được xem là bình thường. Nếu khi đi tiểu dòng nước nhiều, không bị ngắt quãng, không đau thì không nên quá lo lắng.

Chỉ nên lo khi tiểu ít, buốt và bí. Bởi đây là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh, trong đó có tiền liệt tuyến. Lúc này người già cần thăm khám để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp đi tiểu với dòng nước bình thường, không bị đau có thể do suy giảm chức năng thận, dẫn đến khả năng cô đặc nước tiểu giảm nên đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Với người lớn tuổi, nhất là sau 70, không chỉ suy giảm chức năng thận mà nhiều bộ phận như tim, gan… cũng bị suy giảm.

Vì thế, chỉ cần điều chỉnh lại lối sống để hạn chế đi tiểu đêm như không uống nhiều nước, hạn chế ăn canh và thức ăn loãng, đi vệ sinh trước khi ngủ…

TH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top