Sử dụng bình ô xy tại nhà thế nào cho đúng?; Cách hồi phục sức khỏe cho người bệnh Covid-19; 15 dấu hiệu gan của bạn đang kêu cứu, chớ xem thường!... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 27.8 với tin tức sức khỏe.
Xông gì để giảm ho, sốt, thông khí dễ thở?
- Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chúng ta có thể tìm những lá có sẵn ở địa phương để nấu một nồi nước xông tại nhà như sau:
|
- Lá có tác dụng kháng sinh: Lá hành, lá tỏi, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh…
- Lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, lá trúc, đậu săng, lá duối...
- Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: Lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu...
Mỗi thứ một nắm nhỏ, tổng cộng khoảng 200-300 gram, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lít nước, đun sôi. Đặc biệt, những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại khoảng 10-15 phút, bắc ra.
Khi xông trùm chăn kín cả người nếu xông toàn thân, kín 1 vùng nếu xông bộ phận. Thí dụ, xông tai mũi họng thì trùm kín vùng đầu mặt cổ và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng của nước và mùi tinh dầu bốc lên toàn thân hay bộ phận. Xông từ 10 - 20 phút. Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Những điều cần lưu ý khi xông hơi là phần chia sẻ tiếp theo của bác sĩ Tấn Vũ sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.8.
Cách sử dụng bình ô xy tại nhà
Bình ô xy y tế được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Người dùng cần nắm kỹ các nguyên tắc khi sử dụng, chú ý nơi đặt để, cách lắp tháo nhằm an toàn cháy nổ khi sử dụng.
|
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), các dấu hiệu thiếu ô xy bao gồm: Xanh tím môi và đầu ngón tay, co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và hai bên sườn, chóng mặt, mạch trên 100 lần/phút. Khó thở, thở nhanh >24 lần/phút, đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong một phút. Đo bằng máy SpO2 (nếu có): chỉ số <>
Nguyên tắc chung khi cho bệnh nhân thở ô xy là tránh làm khô đường thở bằng cách dùng bình tạo ẩm và uống thêm nước. Khi thở ô xy lâu phải duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở. Không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Điều chỉnh sau mỗi 15 phút. Bạn đọc có thể xem thêm phần hướng dẫn cụ thể khi sử dụng bình ô xy y tế tại nhà trên trang sức khỏe ngày 27.8.
Cách hồi phục sức khỏe cho người bệnh Covid-19
Có 3 yếu tố chính khiến người bệnh Covid-19 mệt mỏi trong quá trình hồi phục: Dinh dưỡng, tải lượng vi rút và căng thẳng. Để hồi phục sức khỏe tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.
|
Calo. Ăn thực phẩm giàu calo giúp người bệnh tiếp thêm năng lượng cho cơ thể và mau hồi phục. Hãy bổ sung các loại thực phẩm như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và chất béo tốt.
Protein. Protein là thành phần cấu thành nên cơ thể của chúng ta. Khi nhiễm bệnh, cơ bắp sẽ bị suy giảm rất nhiều, do đó, cần chú ý bổ sung protein cho cơ. Để hồi phục tốt, hãy nạp 1,5 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Thực phẩm giàu protein có thể kể đến là đậu, hạt kê, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá và thịt gà.
Omega-3. Omega-3 giúp giảm viêm, vì vậy nó rất quan trọng cho những người đang hồi phục từ Covid-19. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, cá thu, dầu đậu nành, cá hồi… Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những gợi ý giúp hồi phục sức khỏe cho người bệnh Covid-19.