Ngăn ngừa chứng khó tiêu ngày Tết

Táo bón, khó tiêu hóa là tình trạng mà nhiều người gặp phải trong dịp Tết, gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh tế nhị này bằng những cách đơn giản.

Nguyên nhân nhiều người bị táo bón trong dịp Tết

Những ngày Tết được nghỉ xả hơi với những bữa tiệc thịnh soạn khiến cho nếp sinh hoạt và ăn uống của mọi người bị đảo lộn. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón trong dịp Tết:

Ăn uống không điều độ: Vào dịp Tết các gia đình thường chuẩn bị những bữa tiệc thịnh soạn với nhiều món ăn ngon như bánh chưng, giò xào, thịt gà, bánh mứt kẹo… Tuy nhiên các món ăn đó thường nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, tinh bột, đường và ít chất xơ. Ngoài ra, ngày Tết chúng ta thường dùng bữa không đúng giờ giấc như ngày thường. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón trong dịp Tết.

Uống ít nước lọc: Ngày Tết mọi người thường có xu hướng tiêu thụ nhiều bia, rượu, cà phê, nước ngọt… hơn uống nước lọc. Mặc dù cũng có công dụng giải khát nhưng những loại nước này trên thực tế lại khiến cơ thể của chúng ta bị mất nước. Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều đường, caffein, phẩm màu… sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa gây ra táo bón.

Lười vận động: Đối với nhiều người Tết là dịp để nghỉ xả hơi sau một năm làm việc vất vả. Chúng ta thường ngủ dậy muộn hơn, ít đi lại hơn và thường bỏ qua việc tập thể dục thể thao trong những ngày nghỉ Tết. Việc lười vận động gây ảnh hưởng đến chức năng ruột, khiến cho hệ tiêu hóa của chúng ta làm việc chậm chạp, ì ạch hơn, dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Biểu hiện của táo bón

Biểu hiện của táo bón

5 cách giúp ngăn ngừa táo bón ngày Tết

Ăn uống điều độ: Nguyên nhân chính gây ra táo bón là do ăn uống thiếu cân bằng, giờ giấc ăn không điều độ. Vì vậy, trong những ngày Tết, dù bạn có mải mê du xuân và tham dự các bữa tiệc cùng gia đình cũng đừng quên dùng bữa đúng giờ và ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Mọi người nên ăn thêm nhiều rau củ, hoa quả, sữa chua để bổ xung chất xơ, đồng thời ăn vừa phải các thực phẩm như bánh chưng, thịt thà, bánh mứt kẹo…

Những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa nên chuẩn bị sẵn men tiêu hóa và các loại thuốc để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Ăn thêm sữa chua: Sữa chua không chỉ ngon miệng, dễ bảo quản mà còn có tác dụng rất tốt trong phòng ngừa táo bón. Nguyên nhân là do trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn lactic giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, điều chỉnh độ PH trong dạ dày và kích thích nhu động ruột.

Vì vậy, trong ngày Tết, bên cạnh những món ăn khoái khẩu chúng ta nên ăn thêm sữa chua, vừa để giải ngấy vừa giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh trơn tru hơn.

Uống đủ nước: Uống đủ nước khiến cơ thể có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn, đồng thời làm mềm phân và thúc đẩy đường ruột hoạt động thuận lợi hơn. Người lớn khỏe mạnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là tốt nhất. Bạn cũng nên chia nhỏ lượng nước này ra uống thành nhiều lần trong cả ngày để tránh tình trạng nước chưa kịp phát huy công dụng đã bị đào thải ra ngoài quá nhanh.

Bên cạnh việc uống đủ nước lọc, chúng ta cũng nên hạn chế các loại nước có hại đến cơ thể như rượu bia, cà phê, nước ngọt.

Duy trì lối sống năng động: Mặc dù được nghỉ ngơi trong những ngày Tết, hãy đảm bảo cơ thể vẫn được vận động đều đặn bằng cách duy trì một lối sống năng động. Thay vì tranh thủ ngủ nướng hoặc nằm xem ti vi cả ngày, bạn có thể vận động bằng cách ra ngoài đi du xuân, gặp gỡ người thân bạn bè, giúp đỡ gia đình làm cỗ, dọn dẹp nhà cửa… Những bài tập đơn giản tại nhà cũng là giải pháp tốt để thay thế cho việc tập thể thao đang bị gián đoạn.

Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn: Vào ngày Tết chúng ta có xu hướng sinh hoạt không điều độ đúng giờ giấc như bình thường, bao gồm cả việc đi vệ sinh cũng không được đều đặn. Việc nhịn đi vệ sinh lâu không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón mà còn khiến ruột già bị phình to, chèn ép lên các cơ quan khác. Vì vậy, dù mải mê du xuân, bạn, cũng nên duy trì thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ nhất định hàng ngày.

Táo bón là một rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng khó khăn khi đi đại tiện. Thông thường nếu một người khỏe mạnh đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần thì được cho là bị táo bón. Tuy nhiên do sức khỏe và thói quen của mỗi người là khác nhau nên chúng ta có thể tham khảo các dấu hiệu cụ thể sau để xác định bản thân có đang bị táo bón hay không:

Đại tiện khó khăn, không thường xuyên như bình thường.

Phân cứng, khô hoặc vón cục.

Đại tiện xong vẫn có cảm giác chưa hết phân.

Một số trường hợp đại tiện phân có máu.

Theo VietnamDaily
Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể.
Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ li ti trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể chứa virus HMPV và xâm nhập vào đường hô hấp của người khỏe mạnh.
back to top