Nếu thiếu những cơn bão, Trái đất sẽ ra sao?

Dưới góc nhìn khoa học, việc xuất hiện một cơn bão đôi khi lại là điều đáng mừng, trong bối cảnh những cơn sóng nhiệt cực đoan đang thiêu đốt toàn cầu.

Việc thiếu đi những cơn bão được các nhà khoa học gọi là anticyclone ("phi bão") - một khái niệm đối lập với bão, lốc xoáy.

Đối lập với những giông tố khi bão xuất hiện, "phi bão" gắn liền với thời tiết nắng ấm, và gió di chuyển chậm. Tuy nhiên, kiểu thời tiết tưởng chừng như rất đẹp này lại dễ dàng để trở thành một "bẫy nhiệt", và chắc chắn không ai muốn trở thành nạn nhân của nó.

"Phi bão" khiến áp suất cao đẩy không khí xuống dưới, khiến chúng nhanh chóng nóng lên. Không khí nóng này không thoát ra được khỏi “chảo lửa” vì gió chậm, dẫn đến sự hình thành của một đợt nắng nóng. Và điều này đang diễn ra ở một số nơi ở châu Âu trong đợt hè 2023.

Theo các nhà dự đoán, khắp phần Nam của lục địa sẽ phải hứng chịu một vài tuần khắc nghiệt do hiện tượng nóng lên toàn cầu kết hợp với El Nino. Trong ít ngày tới, nhiều thành phố, điển hình là Roma, sẽ có mức nhiệt lên cao kỷ lục, phá vỡ kỷ lục 40,7⁰C được thiết lập vào tháng 6/2022. Các nhà khí tượng học cũng lo ngại rằng, nhiệt độ ở toàn bộ lục địa châu Âu cũng sẽ tăng cao kỷ lục.

Các đợt nắng nóng không chỉ nóng hơn mà còn kéo dài hơn trước, trung bình khoảng 2 tuần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng đang làm cho những hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên phổ biến hơn. Giờ đây, những đợt nắng nóng cực độ có khả năng xuất hiện 2 - 3 năm một lần, ngắn hơn rất nhiều so với "10 năm một lần" như trước đây.

Theo Iflscience, Trái đất vừa trải qua tháng 6 nóng nhất trong lịch sử từng được ghi nhận và tuần đầu tiên của tháng 7/2023 cũng là bảy ngày nóng nhất liên tục mà hành tinh của chúng ta phải trải qua trong 100.000 năm.

Vì vậy, dưới góc nhìn khoa học, trong bối cảnh những cơn sóng nhiệt cực đoan đang thiêu đốt toàn cầu thì việc xuất hiện một cơn bão đôi khi lại là điều đáng mừng./.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top