Cuộc thử nghiệm được tiến hành vào đầu giờ sáng ngày 30.08.2019. Trước đó, hệ thống THAAD do Lockheed Martin sản xuất đã có 16 lần thử nghiệm đánh chặn thành công liên tiếp.
Cột mốc quan trọng trong lần thử nghiệm này là bộ khí tài điều khiển phóng đạn từ xa do Mỹ phát triển đã kết nối và điều khiển phóng thành công tên lửa đánh chặn.
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) tuyên bố, việc đưa vào khai thác sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa đã mở rộng phạm vi khu vực được bảo vệ MDA.
Thông tin ban đầu cho thấy, những mục đích đặt ra cho cuộc thử nghiệm đánh chặn này đã đạt được, mục tiêu bị hệ thống vũ khí THAAD tiêu diệt thành công.
Phó Đô đốc thuộc MDA, Jon Hill cho biết, thử nghiệm này cho thấy hệ thống vũ khí THAAD có khả năng mở rộng vùng chiến đấu, khả năng đánh chặn và tiêu diệt các mối đe dọa tên lửa đạn đạo bảo vệ quốc gia khi được triển khai lực lượng trên lãnh thổ các nước đồng minh.
Kíp trắc thủ hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD thuộc khẩu đội E-62 đã rà soát, tìm kiếm và giám sát mục tiêu bằng radar, thực hiện phóng đạn và điều khiển hỏa lực theo quy trình chiến đấu trong điều kiện không biết về thời điểm phóng tên lửa đạn đạo mục tiêu.
Khả năng phóng một tên lửa đánh chặn từ xa cho phép xây dựng hệ thống tên lửa nhiều lớp hơn, giảm số lượng tên lửa do không cần phải bố trí quá nhiều hệ thống trực chiến. Phương thức phòng thủ tên lửa đạn đạo trong khu vực và không gian chiến đấu của các khẩu đội tên lửa đánh chặn THAAD được mở rộng.
Quân đội Mỹ hiện đang nghiên cứu tích hợp hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm trung Patriot với hệ thống THAAD nhằm đáp những ứng nhu cầu cấp bách trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa có thể phóng từ Triều Tiên.
Phương pháp này sử dụng một số nguyên tắc tương tự nhằm tách các bệ phóng và radar ra các khu vực riêng biệt, các trắc thủ điều khiển tên lửa có thể sử dụng radar THAAD (có tầm quan sát xa hơn radar của tổ hợp Patriot do Raytheon chế tạo) nhưng quyết định sử dụng tên lửa đánh chặn loại nào tùy thuộc vào bức tranh toàn cảnh các mối đe dọa.
Khả năng sử dụng radar THAAD tích hợp Patriot cho phép lực lượng phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể tăng cường năng lực tác chiến bằng nhiều tên lửa tiên tiến PAC -3 MSE (Patriot Advanced 3- Missile Segment Enhancement).
Tên lửa (PAC-3 MSE) được phóng lên bằng phương pháp sử dụng radar của THAAD, có tầm hỏa lực và độ chính xác vượt trội hơn radar có trong biên chế của tổ hợp Patriot.
Do đó hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp THAAD – Patriot có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ hơn, trong đó có cả nhiệm vụ đánh chặn hàng loạt tên lửa tấn công, mở rộng được không gian phòng thủ.
Lực lượng phòng thủ tên lửa MDA thử nghiệm đánh chặn bằng hệ thống điều khiển từ xa. Video Daily Military Defense