Mỹ lo ngại tên lửa Trung Quốc bắn hạ các vệ tinh quân sự

(khoahocdoisong.vn) - Các báo cáo gần đây về những đe dọa không gian toàn cầu cho thấy, một trong số những chương trình chống vệ tinh trực tiếp (DA-ASAT) của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, Bắc Kinh sẽ sớm giới thiệu những hệ thống tên lửa phòng thủ vũ trụ.

Ngày 30.03.2020, Tổ chức Secure World Foundation (SWF) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đều công bố các nghiên cứu mới về tiến trình phát triển các chương trình ASAT của Trung Quốc - những nỗ lực này được Mỹ coi là mối đe dọa đối với các vệ tinh trên quỹ đạo thấp gần Trái đất.

Xe phóng đạn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Trung Quốc, có thể được sử dụng để chống vệ tinh

Xe phóng đạn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Trung Quốc, có thể được sử dụng để chống vệ tinh

Bản báo cáo của SWF cho rằng, “Khả năng DA-ASAT của Trung Quốc chống các mục tiêu trên quỹ đạo thấp gần Trái đất đã hoàn thành và có thể được lắp đặt trên các xe phóng di động.

Khả năng DA-ASAT của Trung Quốc chống các mục tiêu sâu trong không gian, bao gồm quỹ đạo trung bình và quỹ đạo địa tĩnh – có thể vẫn trong giai đoạn thử nghiệm hoặc phát triển, không có đủ bằng chứng kết luận, liệu chương trình có được hoàn thiện và có khả năng hoạt động trong tương lai gần hay không.

Tạp chí Tuần lễ Hàng không “Aviation Week” nhấn mạnh, tên lửa sử dụng đầu đạn động học SC-19, bắn hạ vệ tinh FengYun 1C năm 2007 của Trung Quốc đã được tuyên bố sẵn sàng khai thác sử dụng cho các mục đích chiến lược theo báo cáo ngày 30.03.2020. Các nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang phát triển ba hệ thống ASAT tấn công trực tiếp, nhưng không rõ liệu tất cả các hệ thống này chỉ dành cho nhiệm vụ phòng thủ không gian hay không?

Trung Quốc cũng đang phát triển các loại vũ khí khác, các tên lửa DN-2 và DN-3, có thể được sử dụng cho mục đích ASAT hoặc phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Bản báo cáo của CSIS cho rằng không thể xác định chính xác các mục đích của chương trình, giải thích rằng những vụ thử tên lửa của Trung Quốc rất khó đánh giá. Vì các tên lửa phòng không cũng có thể hoạt động như vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo và phòng thủ không gian trong thời gian xảy ra xung đột.

Các nhà nghiên cứu CSIS cũng phát hiện, lực lượng hậu cần kỹ thuật chiến lược Trung Quốc, được thành lập năm 2015, bắt đầu đào tạo các đơn vị kỹ thuật chuyên về vũ khí ASAT.

Báo cáo lưu ý rằng Trung Quốc không chỉ phát triển các tên lửa chống vệ tinh, mà còn có thể gây nhiễu và chế áp hệ thống định vị vệ tinh GPS. Trung Quốc cũng đã giả mạo những tín hiệu GPS để che giấu “các hoạt động” diễn ra trên những cảng của mình.

“Có thể thấy rằng tỷ lệ những sự cố gây nhiễu và giả mạo tín hiệu vệ tinh GPS sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm xuống, những khả năng này tiếp tục trở lên phổ biến và tinh vi hơn trong những năm tới” - ông Todd Harrison, một nhà nghiên cứu cao cấp của CSIS nhấn mạnh trên trang 54 của bản báo cáo. Ông Harrison cùng với ba nhà phân tích khác là đồng tác giả của bản nghiên cứu này.

Theo Trung tâm Tình báo Không quân và Không gian Quốc gia Mỹ (NASIC), Trung Quốc đang cố gắng phát triển công nghệ phòng thủ không gian để "thách thức ưu thế của Mỹ" trên chiến trường này.

Trong năm 2019, Mỹ đã thành lập Lực lượng Không gian, lực lượng vũ trang thứ sáu của quân đội Mỹ. Mỹ hiện nay là quốc gia duy nhất có lực lượng vũ trụ độc lập. Điều đó có nghĩa là, Nhà Trắng đang hướng đến một lực lượng thường trú trong không gian và có thể tiến công, phòng thủ trong không gian. Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh đang đe dọa vị thế độc tôn này.

Bản báo cáo của SWF tham chiếu đên một báo cáo khác của NASIC vào tháng 12.2018, lưu ý rằng các đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện với tên lửa chống vệ tinh.

Bản báo cáo cũng nhắc lại, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ thời điểm đó, ngày 29.01.2019, ông Daniel Coats trong buổi điều trần đã báo cáo với Thượng viện, Trung Quốc đã có loại tên lửa ASAT được phóng từ mặt đất, có thể tấn công các vệ tinh có quỹ đạo trái đất thấp.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top