Tư lệnh trưởng Lực lượng không quân tấn công toàn cầu (AFGSC) - tướng Timothy Ray - cho biết: cách tiếp cận hợp lý để thay một phiên bản vũ khí tấn công tầm xa thông thường là bằng tên lửa hành trình phóng từ trên không mang đầu đạn thông thường. Nếu cần vũ khí có tầm bắn xa hơn thì JASSM-ER (tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-158 JASSM) là lựa chọn phù hợp.
Tướng Ray, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Không quân số tháng 5, cho biết ông muốn nâng cấp và hiện đại hóa máy bay ném bom siêu âm B-1B sau khi Không quân đưa 17 chiếc loại này ra khỏi lực lượng. .
Việc nâng cấp bao gồm mở tám điểm treo cứng bên ngoài trên thân máy bay ném bom (trước đây dự định treo hai tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân ALCMS). Trước đó, Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân đã đưa B-1 ra khỏi lực lượng răn đe và các điểm cứng này cũng được đóng lại.
Ông nói: “Mục tiêu là nâng cấp và hiện đại hóa một phi đội 18 máy bay, lắp lại các giá treo bên ngoài để B-1 có thể mang tên lửa hành trình siêu thanh ARRW. Không đoàn thử nghiệm số 412 tại Edwards AFB, Calif. đã thử nghiệm phương án bổ sung vũ khí bên ngoài của B-1 tháng 08.2019. Trong đó có sử dụng các điểm treo cứng bên ngoài, khoang vũ khí bên trong được mở rộng và lắp đặt hệ thống phóng ổ quay chiến lược chung cho tên lửa hành trình tàng hình JASSM-ER mang đầu đạn thông thường.”
“Một số máy bay sẽ cần thiết kế lại những kết cấu quan trọng. Chúng tôi có thể làm việc đó một cách thông minh và đã nhận được sự hỗ trợ từ Quốc hội để làm điều này. Đây là một điều mà chúng tôi đang làm để vượt qua chính mình. Chúng tôi đã có cuộc đối thoại hiệu quả và niềm tin sẽ được ủng hộ” - tướng Ray nói.
Ông cho biết thêm, “nâng cấp B-1 để mang ARRW không phải là một mục trong ngân sách quốc phòng tài khóa 2021. Nhưng đó là một dự án mà lực lượng đang thực hiện. Có một số phiên bản phương tiện mang khác có thể nghiên cứu, nhưng chúng tôi tin rằng cách dễ nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất trong thời gian ngắn là sử dụng các giá treo bên ngoài. Cần phải có cấu hình và khung máy bay vững chắc để chúng ta nhanh chóng đưa vũ khí ARRW vào khai thác sử dụng”.
Khi được hỏi mối quan tâm của AFGSC với tên lửa ARRW có thể được ứng dụng với các tên lửa siêu thanh khác không, tướng Ray nhận định: “Tôi nghĩ chúng tôi có thể đặt niềm tin vào ARRW, do khả năng vận chuyển của các máy bay ném bom hiện nay phù hợp với loại vũ khí này”.
Không quân hiện đang nghiên cứu ý tưởng vũ khí siêu âm động cơ tua bin khí (Hypersonic Air-breathing weapon Concept) còn được gọi là HAWC, được liên kết phối hợp thiết kế với Cơ quan quản lý Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA). Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, cơ quan nghiên cứu Không quân đang tìm kiếm giải pháp mang các tên lửa siêu thanh cả bên trong lẫn bên ngoài trên B-1 và B-52. Phương án sử dụng các điểm cứng bên ngoài và ổ quay phóng tên lửa chiến lược CSRL, B-1 có thể mang theo đến 31 tên lửa siêu thanh tấn công toàn cầu.
Tướng Ray cho biết, lực lượng máy bay ném bom B-52 cũng sẽ được nâng cấp thiết kế cho tên lửa siêu thanh, máy bay sẽ được nâng cấp động cơ, radar, hệ thống thông tin liên lạc cho loại vũ khí mới, kế hoạch hiện nay của không quân là tăng đội bay thử nghiệm máy bay ném bom từ 2 lên 8 chiếc tại Edwards để có được các dữ liệu thử nghiệm thực tế nhanh và nhiều hơn.
Ông Ray nhấn mạnh, B-1 có thể lấy một số kinh nghiệm từ B-52 trong thử nghiệm tên lửa siêu thanh. Chương trình thử nghiệm được phối hợp chặt chẽ với Bộ tổng tham mưu lực lượng Không quân. Thực tế thử nghiệm sẽ yêu cầu USAF cung cấp thêm nhiều máy bay, nhân lực và tăng cường năng lực hậu cần kỹ thuật hơn để có thể thử nghiệm đạt được kết quả tốt trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Lực lượng máy bay ném bom là cơ sở quan trọng để kết hợp và tích hợp các loại vũ khí, thử nghiệm vận hành và phát triển, tận dụng nguồn tài nguyên quan trọng của không quân Mỹ. Trong cuộc thảo luận với Bộ tư lệnh Hậu cần-kỹ thuật và nhân sự (AFMC) không quân, AFGSC đã nhận thấy tính khả thi của giải pháp này.
Lầu Năm Góc có kế hoạch đưa vào biên chế các tên lửa siêu thanh vào năm 2021. Thông tin ban đầu cho biết, những tên lửa siêu thanh Mỹ phóng từ trên không có thể đạt đến tốc độ 20 Mach, và cần thiết phải có các phương tiện mang chiến lược cho loại vũ khí này.
Máy bay ném bom B-52 thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh.