Mỹ dự kiến lắp pháo laser lên máy bay "ông lão" AC-130J

(khoahocdoisong.vn) - Một trong những chiếc máy bay lâu đời nhất trong biên chế vũ khí trang bị của Không quân Mỹ - chiếc AC-130J - sẽ được nâng cấp bằng vũ khí công nghệ cao.

Không quân Mỹ đang có kế hoạch thử nghiệm hệ thống vũ khí laser trên máy bay chiến đấu Gunship (pháo hạm bay) AC-130J Ghostrider vào năm 2022. Đây sẽ là vũ khí laser tấn công đầu tiên được thử nghiệm trên máy bay của Không quân. 

Chùm tia laser trên máy bay AC-130J có khả năng làm hỏng thiết bị và gây thương tích nhưng không khiến kẻ thủ bị diệt, một loại vũ khí phi sát thương mà chiếc máy bay vũ trang hạng nặng này sẽ được trang bị trong tương lai.

Đại diện Không quân Mỹ công bố kế hoạch này tại Hội nghị ảo ngành Công nghiệp Lực lượng Đặc biệt. Đây là hội nghị thường được tổ chức tại Tampa, Florida hàng năm, nhưng năm nay tổ chức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Vũ khí laser tạo ra hiệu ứng độc đáo không thể có với vũ khí động năng và năng lượng hóa học. Vũ khí laser sử dụng chùm xung ánh sáng định hướng truyền năng lượng đến và thiêu đốt mục tiêu. Trên lý thuyết, chùm tia laser có thể sát thương khi có đủ năng lượng (số lượng kilowatt) để thực hiện.

Không quân dự kiến lắp đặt pháo laser trên AC-130J với công suất 60 kilowatt. Công suất này không đủ để sát thương hoặc xuyên qua lớp thiết giáp của xe bọc thép bộ binh thông thường. 

Nhưng 60 kilowatt có thể làm cháy đĩa ăng ten vệ tinh, xuyên qua mui khoang động lực của một xuồng chiến đấu, đốt cháy một chiếc UAV, ống cao su dẫn nhiên liệu. Năng lượng laser đủ để xuyên thủng mui xe ô tô hoặc xe tải, vô hiệu hóa động cơ và buộc phương tiện phải dừng lại.

AC-130J Ghostrider là phiên bản mới nhất trong loại máy bay vận tải hạng nặng, chuyển hóa thành máy bay săn tìm và tiêu diệt mục tiêu có từ thời Chiến tranh Việt Nam. AC-130J là chiếc C-130J Super Hercules vận tài, được trang bị một khẩu pháo GAU-23 / A 30 mm và một pháo đường không 105 ly. 

Hiện nay, AC-130J được trang bị Bom đường kính nhỏ GBU-39B 250 pound (113 kg) có khả năng tấn công chính xác tầm xa hơn, tên lửa AGM-114 Hellfire và AGM-176 Griffin. AC-130J được thiết kế để bay truy tìm mục tiêu trên độ cao lớn, bắn phá lực lượng của kẻ thù trên mặt đất, trong điều kiện đối phương không có hệ thống phòng hiệu quả.

Các gunships của Không quân có truyền thống được trang bị hỏa lực chế áp rất mạnh. Không quân đang có kế hoạch phát triển các loại pháo đường không hiện đại, bom lượn SDB và tên lửa Griffin, nâng cao khả năng tấn công của gunships. 

Pháo laser của AC-130J trước mắt sẽ là vũ khí phi sát thương nhưng trong tương lai, với công suất mạnh hơn, chùm tia laser mạnh sẽ là vũ khí đa năng, sát thương và phi sát thương.

Công suất laser 60 kilowatt có thể bẻ gãy một cuộc tấn công của đối phương dựa trên khả năng phá hủy các phương tiện cơ động chiến đấu như xe bán tải hoặc xuồng chiến đấu.  Trong tình huống cần thiết, AC-130J có thể tăng sức hủy diệt bằng pháo tự động 30 mm và pháo đường không 105 mm.

Máy bay AC-130J hoạt động trên chiến trường

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top