Sỏi thận biến chứng thành suy thận – chỉ có chờ chết
Bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Tĩnh đã đưa ra thông tin rất đáng lưu ý nêu trên tại "Hội thảo Giá trị đặc biệt của cây Kim tiền thảo Sirnakarang trong y học và Kinh tế - Xã hội”. Theo đó, sỏi thận có thể dẫn đến những tổn thương trầm trọng như nhiễm trùng tiết niệu, thận ứ nước và biến chứng vô cùng đau đớn là suy thận, nó trở thành một gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế, kinh tế, xã hội.
Tỷ lệ tái phát có thể lên đến 50% trong vòng 5 năm, độ tuổi lao động (20 – 60 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao nên bệnh sỏi thận là một gánh nặng to lớn cho gia đình và toàn xã hội.
Nhìn chung, bệnh sỏi thận đã nhận được sự quan tâm của toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại Mỹ, chi phí để đối phó với bệnh sỏi thận năm 2000 lên đến 2,1 tỷ USD.
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận không giống nhau ở các vùng khác nhau trên thế giới. Ở Mỹ, cứ 11 người thì sẽ có một người mắc bệnh sỏi thận (khoảng 8,8% dân số).
Ở châu Á, các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu từ 18 nghiên cứu được thực hiện trước đó trong khoảng thời gian từ năm 1990 – 2016. Thông qua siêu âm, 7.032 bệnh nhân sỏi thận đã được phát hiện trong tổng số 115.087 người. Sau khi loại các đối tượng trẻ em tham gia khảo sát, tỷ lệ gộp mắc bệnh sỏi thận ở người lớn là 7,54%.
Tại Việt Nam sỏi thận chiếm tỷ lệ 10% – 15% dân số và khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu. Bệnh nhân liên quan đến thận thường gặp ở nhiều lứa tuổi và chiếm tỷ lệ cao hơn ở người trưởng thành
Theo kết quả phân tích tổng hợp, tỷ lệ bệnh sỏi thận ở nam giới là 10,34%, trong khi ở nữ giới chỉ có 6,62%. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn nữ giới (tỷ số chênh 1,63), nhưng sự chênh lệch giữa nam và nữ đang có xu hướng giảm dần.
So sánh tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở các nhóm tuổi cho thấy, người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sỏi thận càng cao.
Việt Nam sở hữu loại dược liệu đặc trị
Tại Hội thảo, các nhà kha học đã chỉ ra những giá trị đặc biệt của cây Kim tiền thảo Sirnakarang trong việc ngăn chặn bệnh sỏi thận, qua đó ngăn chặn bệnh suy thận.
Theo DS. TS. Trần Đức Dũng, chuyên gia về sỏi thận, trong cây Kim tiền thảo Sirnakarang có chứa các hoạt chất là Soyasaponin I và Polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,... và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic... rất cao.
Điều đáng lưu ý là chỉ có loại Kim tiền thảo Sirnakarang mọc ở vùng Hà Tĩnh mới cho hàm hượng hoạt chất Soyasaponin I và polysaccharid đạt yêu cầu chữa bệnh. Kim tiền thảo mọc ở những vùng khác không cho chất lượng dược liệu tốt đến mức như vậy. Đây là lý do khiến giới buôn bán dược liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản phải tìm đến tận nơi để thu mua sản phẩm.
Từ những đặc điểm trên, cây Kim tiền thảo Sirnakarang đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là “mũi nhọn tiên phong” trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Minh chứng là từ hơn 20 năm nay, Kim tiền thảo Sirnakarang đã được dùng vào việc sản xuất thuốc đặc trị bệnh sỏi thận.
Thuốc đặc trị sỏi thận Sirnakarang được chiết xuất từ loại Kim tiền thảo mọc ở Hà Tĩnh |
Trong Đông y bệnh sỏi thận được gọi là thạch lâm, sa lâm. Nguyên nhân gây sỏi thận thường do ăn uống nhiều đồ cay nóng, sinh thấp nhiệt uất kết, lâu ngày dồn xuống bàng quang, làm cho khí hóa trở trệ, không thông. Tiếp đó do thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng tới tác dụng khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi. Nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại việc bài tiết nước tiểu gây tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, ứ trệ gây đau. Bệnh sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận tại Việt Nam, là gánh nặng đối với hệ thống Y tế, gia đình và toàn xã hội.
(Tin tài trợ)