Mua thuốc dễ như mua rau (kỳ cuối): Sẽ giám sát bán thuốc theo đơn bằng camera

Lý do tình trạng bán thuốc không theo đơn tràn lan được lý giải là do chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Để kiểm soát,

Chế tài không đủ răn đe

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng mua thuốc không theo đơn tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy, 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình.

Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, ngành y tế đã có nhiều văn bản quy định về kê đơn và bán thuốc kê đơn được phổ biến và quán triệt, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm.

Công tác thanh kiểm tra còn nhiều hạn chế do số lượng cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc quá lớn trên địa bàn trong khi nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế; chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe… Theo quy định đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ảnh minh họa

Nhiều biện pháp giám sát kê đơn sẽ được thực thi

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vấn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng. Phần lớn các loại kháng sinh thuộc thế hệ 1 và thế hệ 2 hiện nay đều không có tác dụng đặc hiệu. Các bệnh viện hầu hết đều phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị. Hậu quả, hàng năm có hàng trăm triệu người chết do kháng thuốc, các nước phải chi phí hàng trăm tỷ đô-la do kháng thuốc.

Để kiểm soát tình trạng  này, hiện Bộ Y tế đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm kiểm soát kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị như: Yêu cầu các bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc theo đúng chỉ định, quy định, quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú do Bộ Y tế ban hành; Các viện cũng hình thành Hội đồng dược, hàng tuần đều xem xét bệnh án, đơn thuốc của bác sĩ kê cho bệnh nhân xem có hợp lý hay không.

Đặc biệt, sắp tới Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP).  Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý Dược tiến hành thí điểm giám sát bán thuốc theo đơn tại một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn.…

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, để thực hiện “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017- 2020”, thời gian tới, Cục sẽ cùng các ban ngành rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn. Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, đặc biệt là siết chặt việc mua thuốc kháng sinh phải có đơn của bác sĩ.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2018, Bộ Y tế phối hợp Sở Y tế triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố gồm Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Cần Thơ. Giai đoạn 2 từ 2018 đến 2020 sẽ mở rộng ra toàn quốc. Đến năm 2020 yêu cầu các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc.

“Khi đã có đầy đủ các quy định và việc triển khai thực hiện được kiểm tra giám sát chắt chẽ thì mối quan hệ người bệnh – bác sĩ – người bán thuốc chắc chắn việc sử dụng kháng sinh sẽ không diễn ra tràn lan và phổ biến như hiện nay”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top