Một ông nông dân sáng chế máy cày siêu nhẹ 'bơi' như cá, hơn hẳn máy Nga, máy Trung Quốc

Trước khi có chiếc máy cày phao nổi chuyên dụng, ông Nguyễn Văn Rô (ở xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) khi ấy đang làm thợ cơ khí có tiếng trong xã thường nghe bà con phàn nàn chuyện: Máy cày của Nga, của Trung Quốc mua về chỉ cày được trên nền đất cứng, đưa vào vùng đầm nuôi thủy sản để cải tạo đất, phòng chống dịch cho tôm, cá thì ‘chết cứng”.

<div> <div>&nbsp;</div> <p>Trước khi c&oacute; chiếc m&aacute;y c&agrave;y phao nổi chuy&ecirc;n dụng, &ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc; (ở x&atilde; Đ&ocirc;ng Hưng, huyện C&aacute;i Nước, tỉnh C&agrave; Mau) khi ấy đang l&agrave;m thợ cơ kh&iacute; c&oacute; tiếng trong x&atilde; thường nghe b&agrave; con ph&agrave;n n&agrave;n chuyện: M&aacute;y c&agrave;y của Nga, của Trung Quốc mua về chỉ c&agrave;y được tr&ecirc;n nền đất cứng, đưa v&agrave;o v&ugrave;ng đầm nu&ocirc;i thủy sản để cải tạo đất, ph&ograve;ng chống dịch cho t&ocirc;m, c&aacute; th&igrave; &lsquo;chết cứng&rdquo;.</p> <p>Khi ấy, mỗi lần muốn cải tạo đất, người d&acirc;n nu&ocirc;i t&ocirc;m c&ocirc;ng nghiệp hay quảng canh đều phải h&uacute;t b&ugrave;n thải ra s&ocirc;ng, k&ecirc;nh rạch, phơi kh&ocirc; mặt đầm, c&agrave;y nhỏ v&agrave; phơi kh&ocirc; đất b&ugrave;n ph&iacute;a dưới rồi mới lại bơm nước v&agrave;o để nu&ocirc;i tiếp vụ sau.&nbsp;</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Một ông nông dân sáng chế máy cày siêu nhẹ 'bơi' như cá, hơn hẳn máy Nga, máy Trung Quốc" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_che-tao-may-cay-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&Ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc;, x&atilde; Đ&ocirc;ng Hưng, huyện C&aacute;i Nước, tỉnh C&agrave; Mau đang l&aacute;i m&aacute;y c&agrave;y si&ecirc;u nhẹ-m&aacute;y c&agrave;y phao nổi ở vu&ocirc;ng t&ocirc;m. Ảnh: Ch&uacute;c Ly-Ngọc Quy&ecirc;n (B&aacute;o D&acirc;n Việt).</td> </tr> </tbody> </table> <p>C&aacute;ch l&agrave;m n&agrave;y vừa l&agrave;m giảm năng suất nu&ocirc;i trồng thủy sản, vừa tốn k&eacute;m lại g&acirc;y &ocirc; nhiễm cho s&ocirc;ng, k&ecirc;nh rạch xung quanh. Kh&ocirc;ng chỉ vậy, ngay cả với những v&ugrave;ng trồng trọt tr&ecirc;n đất ngập nước, m&aacute;y c&agrave;y thường mỗi khi đưa v&agrave;o lại gặp sự cố bị l&uacute;n m&aacute;y, g&acirc;y hỏng h&oacute;c, vận h&agrave;nh kh&ocirc;ng ổn định.</p> <p>&ldquo;T&ocirc;i nghe ca ho&agrave;i m&agrave; thấy sốt ruột n&ecirc;n đ&ecirc;m n&agrave;o cũng nghĩ xem, c&oacute; c&aacute;ch n&agrave;o để chiếc m&aacute;y c&agrave;y c&oacute; thể chạy được trong v&ugrave;ng đất ngập nước, b&agrave; con nu&ocirc;i trồng thủy sản cho đỡ cực&rdquo; &ndash; &ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc; t&acirc;m sự.</p> <p>D&ugrave; mới học hết lớp 4, c&aacute;c kiến thức về chế tạo m&aacute;y m&oacute;c cũng chỉ vỏn vẹn ở xưởng cơ kh&iacute; m&agrave; &ocirc;ng gắn b&oacute; từ thời trai trẻ, nhưng người n&ocirc;ng d&acirc;n ấy vẫn nhất quyết phải l&agrave;m ra chiếc m&aacute;y cho b&agrave; con.&nbsp;</p> <p>Vậy l&agrave; &ocirc;ng đi khảo s&aacute;t thực tế đồng đất tự nhi&ecirc;n, thấy c&aacute;i m&aacute;y n&agrave;o lạ l&agrave; mầy m&ograve;, &ocirc;ng đi hỏi cả c&aacute;c kỹ sư m&aacute;y m&oacute;c xem c&oacute; c&aacute;ch n&agrave;o thực hiện kh&ocirc;ng? &ldquo;Chiếc m&aacute;y phải hiệu quả, tiết kiệm nhi&ecirc;n liệu v&agrave; gi&aacute; ph&ugrave; hợp với t&uacute;i tiền b&agrave; con&rdquo; &ndash; &ocirc;ng tặc lưỡi bảo.</p> <p>Sau nhiều ng&agrave;y trăn trở, khi nh&igrave;n thấy chiếc m&aacute;y xới cỏ ở s&acirc;n b&oacute;ng nh&acirc;n tạo c&oacute; cấu tạo gần giống với chiếc m&aacute;y c&agrave;y truyền thống nhưng c&aacute;c bộ phận đều được l&agrave;m rất gọn nhẹ, dễ sử dụng &ocirc;ng liền bật ra &yacute; tưởng: L&agrave;m chiếc m&aacute;y c&agrave;y nhẹ hơn so với m&aacute;y c&agrave;y th&ocirc;ng thường, c&oacute; thể nổi tr&ecirc;n mặt nước, dễ d&agrave;ng di chuyển trong v&ugrave;ng k&ecirc;nh rạch miền T&acirc;y Nam Bộ.</p> <p>Để m&aacute;y nhẹ hơn, &ocirc;ng R&ocirc; d&ugrave;ng inox 304 thay thế c&aacute;c linh kiện bằng sắt, gi&uacute;p chiếc m&aacute;y giảm từ 150kg xuống c&ograve;n 100kg. Ngo&agrave;i ra, &ocirc;ng cũng lắp th&ecirc;m lưỡi c&agrave;y c&oacute; thể điều chỉnh độ cao theo phương thẳng đứng để thay đổi độ s&acirc;u của đất cần được c&agrave;y xới.</p> <p>Điểm kh&aacute;c biệt trong s&aacute;ng chế của &ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc; l&agrave; việc sử dụng d&ugrave;ng th&ugrave;ng h&igrave;nh trụ đưa v&agrave;o ph&iacute;a trong khung h&igrave;nh trụ của c&aacute;c b&aacute;nh lồng gi&uacute;p m&aacute;y c&agrave;y c&oacute; thể dễ d&agrave;ng nổi l&ecirc;n tr&ecirc;n mặt nước.\</p> <p>&Ocirc;ng R&ocirc; giải th&iacute;ch: &ldquo;C&aacute;c th&ugrave;ng h&igrave;nh trụ c&oacute; cửa nạp v&agrave; xả chất lỏng. Trong khi di chuyển m&aacute;y qua s&ocirc;ng hoặc k&ecirc;nh rạch, qu&aacute; tr&igrave;nh thao t&aacute;c tr&ecirc;n v&ugrave;ng đất ngập nước, th&ugrave;ng sẽ được th&aacute;o to&agrave;n bộ chất lỏng để tạo độ nổi cho m&aacute;y. Nhờ vậy, m&aacute;y di chuyển dễ d&agrave;ng tr&ecirc;n mặt nước k&ecirc;nh, rạch m&agrave; kh&ocirc;ng cần phải cho m&aacute;y l&ecirc;n ghe, xuồng để vận chuyển đến nơi canh t&aacute;c...&quot;.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Một ông nông dân sáng chế máy cày siêu nhẹ 'bơi' như cá, hơn hẳn máy Nga, máy Trung Quốc" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_che-tao-may-cay-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&Ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc;, x&atilde; Đ&ocirc;ng Hưng, huyện C&aacute;i Nước, tỉnh C&agrave; Mau ngồi &quot;tr&ecirc;n mặt nước&quot; v&agrave; đang l&aacute;i m&aacute;y c&agrave;y si&ecirc;u nhẹ-m&aacute;y c&agrave;y phao nổi ở vu&ocirc;ng t&ocirc;m. Ảnh: Ch&uacute;c Ly-Ngọc Quy&ecirc;n (B&aacute;o D&acirc;n Việt).</td> </tr> </tbody> </table> <p>&quot;Nếu hoạt động tr&ecirc;n v&ugrave;ng đất cứng, nhiều c&acirc;y cỏ, th&ugrave;ng được th&ecirc;m chất lỏng để tạo sức n&eacute;n xuống mặt đất. Nhờ vậy, d&ugrave; m&aacute;y c&oacute; trọng lượng nhẹ hơn so với m&aacute;y c&agrave;y th&ocirc;ng thường nhưng vẫn đạt hiệu quả tương đương, do đ&oacute; tiết kiệm được chi ph&iacute; vật liệu chế tạo cũng như nhi&ecirc;n liệu vận h&agrave;nh m&aacute;y&rdquo;, &ocirc;ng R&ocirc; giải th&iacute;ch th&ecirc;m.</p> <p>Trong suốt 1 năm nghi&ecirc;n cứu, c&aacute;i kh&oacute; nhằn nhất với người n&ocirc;ng d&acirc;n n&agrave;y l&agrave; bộ phận lưỡi c&agrave;y phải th&aacute;o ra, lắp v&agrave;o, điều chỉnh rất nhiều lần mới được. Bởi những nơi đất mềm, phải đ&oacute;ng lưỡi c&agrave;y sao cho ph&ugrave; hợp với động cơ chạy xăng 5,5 m&atilde; lực, đất sau c&agrave;y phải tơi nhỏ, phơi 1-2 nắng l&agrave; kh&ocirc;.&nbsp;</p> <p>Để giải quyết b&agrave;i to&aacute;n n&agrave;y, &ocirc;ng bảo phải thử đi thử lại h&agrave;ng trăm lần việc th&aacute;o lắp lưỡi c&agrave;y tr&ecirc;n từng loại đất (đất mềm, đất cứng, đất ướt) để r&uacute;t ra c&ocirc;ng thức cho từng loại. Bởi vậy, cứ ai đến đặt m&aacute;y l&agrave; &ocirc;ng hỏi rất kỹ về t&igrave;nh trạng đất để đ&oacute;ng cho ch&iacute;nh x&aacute;c.</p> <p>&ldquo;B&agrave; con mang m&aacute;y về l&agrave;m m&agrave; kh&ocirc;ng hiệu quả, người ta truyền miệng ch&ecirc; m&igrave;nh th&igrave; kh&ocirc;ng được, n&ecirc;n t&ocirc;i giao m&aacute;y rồi vẫn phải gọi điện hỏi thăm. Thỉnh thoảng bảo người ta chụp ảnh lại cho m&igrave;nh nh&igrave;n c&ograve;n hướng dẫn tiếp&rdquo; &ndash; &ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc; kể lại.</p> <p>Mỗi chiếc m&aacute;y hiện được b&aacute;n ra với gi&aacute; 17 triệu đồng với tỷ lệ l&atilde;i suất ước t&iacute;nh khoảng 27% - con số vừa đủ để nếu ai đ&oacute; định bắt chước &ocirc;ng tự l&agrave;m sẽ cho gi&aacute; cao hơn nhiều. Mỗi vu&ocirc;ng t&ocirc;m (1000m2), chiếc m&aacute;y ti&ecirc;u tốn khoảng 10.000 đồng tiền xăng.</p> <p>&quot;L&agrave; n&ocirc;ng d&acirc;n n&ecirc;n m&igrave;nh hiểu b&agrave; con, phải t&iacute;nh to&aacute;n hợp l&yacute; như vậy họ mới mua sản phẩm của m&igrave;nh.&rdquo; &ndash; &ocirc;ng R&ocirc; tự h&agrave;o n&oacute;i v&agrave; khoe th&ecirc;m rằng, chiếc m&aacute;y của m&igrave;nh đ&atilde; c&oacute; mặt ở khắp nơi từ C&agrave; Mau, Tiền Giang, Ki&ecirc;n Giang đến Ninh Thuận, TP. Hồ Ch&iacute; Minh&hellip;</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Một ông nông dân sáng chế máy cày siêu nhẹ 'bơi' như cá, hơn hẳn máy Nga, máy Trung Quốc" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_che-tao-may-cay-3.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&Ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc;, x&atilde; Đ&ocirc;ng Hưng, huyện C&aacute;i Nước, tỉnh C&agrave; Mau đang l&aacute;i m&aacute;y c&agrave;y si&ecirc;u nhẹ-m&aacute;y c&agrave;y phao nổi tr&ecirc;n nền đất cứng. Ảnh: Ch&uacute;c Ly-Ngọc Quy&ecirc;n (B&aacute;o D&acirc;n Việt).</td> </tr> </tbody> </table> <p>Để chiếc m&aacute;y ph&aacute;t huy hiệu quả trong việc nu&ocirc;i trồng thủy sản, &ocirc;ng Nguyễn Văn R&ocirc; tiếp tục đưa ra &yacute; tưởng tạo thức ăn dặm cho t&ocirc;m sau khi đất được c&agrave;y để đạt năng suất cao.&nbsp;</p> <p>Theo đ&oacute;, &ocirc;ng hướng dẫn b&agrave; con ng&acirc;m l&uacute;a 2 đ&ecirc;m rồi vớt l&ecirc;n, ủ th&ecirc;m 6 đ&ecirc;m v&agrave; rải cho t&ocirc;m ăn sau khi đất được c&agrave;y. Việc n&agrave;y gi&uacute;p t&ocirc;m c&oacute; th&ecirc;m nguồn thức ăn mới lớn nhanh v&agrave; khỏe mạnh, thay v&igrave; chỉ phụ thuộc v&agrave;o thức ăn từ rong tảo hay gốc rạ, gốc cỏ&hellip;</p> <p>Với những ưu điểm tr&ecirc;n, chiếc m&aacute;y c&agrave;y d&ugrave;ng cho v&ugrave;ng đất ngập nước của nh&agrave; s&aacute;ng chế n&ocirc;ng d&acirc;n Nguyễn Văn R&ocirc; đ&atilde; được Cục Sở hữu tr&iacute; tuệ (Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ) cấp bằng độc quyền giải ph&aacute;p hữu &iacute;ch số&nbsp;2-0002403&nbsp;c&ocirc;ng bố ng&agrave;y 25/09/2020.</p> <p>(Theo Cổng th&ocirc;ng tin điện tử Cục Sở hữu tr&iacute; tuệ / D&acirc;n Việt)</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vietnamnet.vn
back to top