|
Vào năm 1959, các nhà khảo cổ ở Tân Cương, Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ ở thành phố Turfan. Theo đó, họ tiến hành cuộc khai quật và có phát hiện quan trọng. |
|
Trong số những hiện vật được tìm thấy bên trong mộ cổ, giới nghiên cứu ngỡ ngàng khi tìm thấy những chiếc bánh sủi cảo còn gần như vẹn nguyên theo thời gian. |
|
Căn cứ vào cấu trúc ngôi mộ và những hiện vật tìm thấy, các chuyên gia xác định mộ cổ này có niên đại vào thời nhà Đường. |
|
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những chiếc bánh sủi cảo "ngủ vùi" trong mộ cổ không bị hư hỏng. Hình dáng và màu sắc của bánh sủi cảo ở tình trạng khá tốt. |
|
Bánh sủi cảo là món ăn phổ biến ở Trung Quốc từ thời xa xưa. Người dân ở các địa phương thường ăn món này vào nhiều dịp khác nhau. |
|
Ngoài bánh sủi cảo, bên trong ngôi mộ thời nhà Đường còn có các món ăn khác như: bánh trung thu, bánh ngọt, hoành thánh... |
|
Việc tìm thấy những món ăn trong mộ cổ cho thấy người dân dưới thời nhà Đường có ẩm thực phong phú và đa dạng. |
|
Do đó, sau khi qua đời, nhiều gia đình thuộc giới thượng lưu, quý tộc đã tùy táng người quá cố cùng nhiều hiện vật giá trị và những món ăn nhằm cầu mong người mất có cuộc sống sung túc, no đủ ở thế giới bên kia. |
|
Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng và tình trạng hạn hán kéo dài trong khu vực đã giúp bảo tồn các hiện vật và những món ăn không bị hư hỏng. |
Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?