<p>Mất trí nhớ - căn bệnh gây tử vong sớm hàng đầu ở Anh, Úc và thứ hai tại Mỹ - trước đây được xem như một dạng "bệnh người già". Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu do giáo sư Patrick Chinnery (Đại học Cambridge, Anh) đứng đầu vừa tìm ra nguồn gốc thực sự của căn bệnh: những "lỗi chính tả" phát sinh trong DNA, ngay từ trong bụng mẹ!</p> <p>Nhóm khoa học gia đã lấy mẫu mô từ 54 người hiến tặng, trong đó có 40 người chết vì các dạng bệnh mất trí nhớ khác nhau. Qua phân tích, họ phát hiện những dấu vết rất nhỏ, chỉ như những "lỗi chính tả" vặt trong cả một bài văn dài.<br /> <br /> Những lỗi DNA này phát sinh ngay từ giai đoạn bào thai, gắn chặt với chúng ta trong quá trình phân chia tế bào và gây chứng mất trí khi ta dần già đi. Cũng vì lý do này, bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí khác biểu hiện ở mỗi bệnh nhân rất khác nhau.<br /> <br /> Nói cách khác, nhiều bệnh nhân mất trí nhớ đã bị sắp đặt số phận ngay từ trong bụng mẹ, chứ không phải tại họ sống ít động não, chế độ ăn uống không tốt hay thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh… như nhiều người vẫn nghĩ.Tuy nhiên, việc khám phá ra nguyên nhân từ lỗi DNA mở ra một hướng mới trong can thiệp Alzheimer và các bệnh mất trí: đó là các phương pháp tầm soát, phát hiện các yếu tố nguy cơ từ sớm để có biện pháp can thiệp. Điều này rất khả thi vì các phương pháp xét nghiệm DNA, phát hiện sớm bệnh di truyền đang ngày một phổ biến.</p> <p><br /> Ngoài ra, lối sống có thể không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra Alzheimer nhưng chúng ta có thể dùng lối sống để kìm hãm nó. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một lối sống lành mạnh, năng động, duy trì các hoạt động thể chất và trí não khi về già giúp đẩy lùi mốc thời gian bắt đầu phát triển chứng mất trí nhớ, cũng như làm chậm diễn tiến của bệnh sau khi đã được chẩn đoán.<br /> <br /> Theo tiến sĩ James Pickett, trưởng nhóm nghiên cứu tại Hiệp hội Alzheimer, chỉ tính riêng tại Anh hiện nay đã có khoảng 850.000 người bị bệnh này và đến năm 2021 sẽ là 1 triệu người. Không chỉ ở Anh, đây là căn bệnh mà cả thế giới lo sợ và sẽ bộc lộ những tác động nhiều hơn một khi tuổi thọ con người ngày càng cao.<br /> <br /> Alzheimer là căn bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.</p> <div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Mất trí nhớ… từ trong bụng mẹ
(khoahocdoisong.vn) - Nghiên cứu mới của Đại học Cambridge đưa đến hy vọng trị tận gốc một số bệnh nan y như chứng mất trí nhớ Alzheimer hay bệnh Parkinson.
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...