<div> <div> </div> <p><strong>Những phản ứng phụ có thể xảy ra</strong></p> <p>Các triệu chứng điển hình gồm đau cánh tay, đặc biệt ở chỗ tiêm và các dấu hiệu toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu và đau cơ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người trẻ có phản ứng phụ thường xuyên hơn người trên 65 tuổi.</p> <p>Một nhân viên y tế bị phát ban khắp lưng sau khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, các vết mẩn đỏ này tự biến mất sau 1 ngày.</p> <p class="t-c"><img alt="Lý do phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể là dấu hiệu tốt" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/15/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_ly-do-phan-ung-phu-sau-tiem-vac-xin-co-the-la-dau-hieu-tot.jpg" /></p> <p class="t-c"><em>Ảnh minh họa: EPR</em></p> <p><strong>Phản ứng phụ có đáng lo ngại không?</strong></p> <p>Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể khó chịu nhưng thường tồn tại trong thời gian ngắn và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mắc bệnh. Vắc xin được thử nghiệm rộng rãi về độ an toàn trước khi lưu hành.</p> <p>Khi sử dụng trên quy mô lớn, vắc xin sẽ được giám sát chặt chẽ để tìm các phản ứng bất ngờ hoặc hiếm gặp trong thử nghiệm lâm sàng. Những sản phẩm này sẽ không được cấp phép nếu có nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài.</p> <p><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p>Vắc xin được thiết kế bắt chước một bệnh nhiễm trùng để tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể. </p> <p>Thông thường, khi virus xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tìm cách vô hiệu hóa và tiêu diệt chúng. Các chất tiêu diệt yếu tố lạ được giải phóng trong một quá trình có thể làm tăng thân nhiệt. </p> <p>Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C là phản ứng bình thường của cơ thể, không gây hại. </p> <p>Khi học cách nhận biết mầm bệnh, cơ thể trải qua các phản ứng miễn dịch giống như gặp mầm bệnh thật.</p> <p>Ngoài ra, vắc xin cũng có khả năng chứa các thành phần gây ra phản ứng:</p> <p>- Chất bảo quản ngăn ngừa vắc xin bị hỏng</p> <p>- Các lipid chứa vật liệu di truyền của vắc xin mRNA</p> <p>- Chất bổ trợ tăng phản ứng miễn dịch với các kháng nguyên</p> <p><strong>Tại sao các phản ứng với liều thứ 2 lại nặng hơn</strong></p> <p>Phải mất một thời gian để hệ miễn dịch phản ứng với mầm bệnh mới. Các tế bào ghi nhớ miễn dịch được lập trình để khi gặp virus lần thứ 2 (do nhiễm bệnh tự nhiên hoặc do vắc xin), sẽ phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn.</p> <p>Khi đó, hàng loạt phản ứng phụ như đau cơ, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi có thể xảy ra.</p> <p><strong>Phản ứng của những người từng nhiễm Covid-19 khi tiêm vắc xin</strong></p> <p>Các nhà nghiên cứu nhận thấy, sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể của những người từng mắc bệnh cao gấp 10-45 lần so với những người khỏe mạnh. Các phản ứng cục bộ đối với vắc xin xảy ra với tần suất ngang nhau ở cả hai nhóm tại thời điểm tiêm chủng và tự khỏi trong những ngày sau đó.</p> <p>Tuy nhiên, các tác dụng phụ toàn thân (mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức cơ) xảy ra ở 89% những người từng mắc bệnh, so với 46% người khỏe mạnh.</p> <p><strong>(Theo <em>Livemint</em>)</strong></p> <p><iframe height="700px" scrolling="no" src="https://vietnamnet.vn/interactive/coronavirus/box-city.html" width="360px">Không hỗ trợ iframe</iframe></p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Lý do phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể là dấu hiệu tốt
Khi vắc-xin Covid-19 được tiêm trên toàn thế giới, ngày càng nhiều người phàn nàn về các tác dụng phụ, đặc biệt là sau liều thứ 2.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.