Luật Bản quyền nhạc số: Khi nhạc sĩ bị tố "ăn cắp" tác phẩm của chính mình

Nhiều nhạc sĩ bị tố “ăn cắp” tác phẩm của chính mình, chuyện tưởng đùa mà lại là thật. Nguyên nhân bởi Luật Bản quyền nhạc số có những quy định chặt chẽ và khá mới mẻ, khiến nhiều người chơi, kể cả những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới cũng nhầm lẫn.
ban-quyen-am-nhac.jpg

Bản quyền nhạc số lâu nay vẫn là lĩnh vực gây nhiều tranh cãi và vi phạm. Ngoài lý do ý thức về bản quyền của xã hội chưa tốt, còn do lĩnh vực bản quyền nhạc số quá mới, ngay cả người làm nhạc cũng chưa nắm rõ quy định của các nền tảng số.

Chuyện tưởng đùa mà lại là thật

Luật Bản quyền trên môi trường số rất chặt chẽ và phức tạp với sự kiểm duyệt của hệ thống AI tự động. Không phải nghệ sĩ nào cũng nắm được hết luật. Thời gian qua, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới cũng gặp những tranh cãi về bản quyền.

Cụ thể, Taylor Swift sáng tác và hát các ca khúc của chính mình trong các album. Quyền bản ghi âm của các album này thuộc về hãng đĩa Big Machine.

Sau khi chấm dứt hợp đồng với hãng, Taylor Swift sử dụng các ca khúc do mình sáng tác và biểu diễn đưa lên YouTube thì bị “tố” vi phạm bản quyền.

Nữ ca sĩ này sau đó đã phải thu âm lại toàn bộ các album của mình với phần hòa âm phối khí mới để có thể tiếp tục sử dụng và trình diễn các bài hát đó.

taylor-swift.jpg
"Lùm xùm" vi phạm bản quyền của Taylor Swift.

Justin Bieber cũng từng nhận được thông báo về bản quyền từ YouTube xác nhận bản quyền của bản ghi âm trong video MV “Pray” thuộc về hãng đĩa Universal Music Group...

Nhạc sĩ Minh Châu cũng cho biết nhiều lần bị YouTube gửi cảnh báo giống như vụ việc của nhạc sĩ Giáng Son gần đây. Khi nhạc sĩ này đưa bài hát của mình lên YouTube thì nhận được cảnh báo nói rằng bản ghi đó có đoạn giống với một bản ghi khác có chủ sở hữu là BH Media. Nhạc sĩ Minh Châu đã bấm phản hồi để liên lạc với chủ sở hữu bản ghi BH Media và họ gỡ xác nhận bản quyền.

Nhạc sĩ Minh Châu cho biết, cảnh báo chỉ là thư thông báo xác nhận bản quyền do hệ thống AI YouTube quét tự động gửi khi thấy hai bản ghi có một câu, 1 đoạn nào đó giống nhau. Việc của người chơi YouTube trên khắp thế giới là phải liên lạc với nhau để xác minh, bấm nút gỡ bỏ. Nếu không liên lạc được với chủ sở hữu bản ghi “ở tít đâu đâu” để gỡ bỏ, mình sẽ có thể bị "đánh gậy" (tức là có dấu hiệu vi phạm bản quyền). Bị đánh 3 gậy là sẽ mất kênh YouTube.

Những hiểu lầm phổ biến về quyền tác giả

Theo bà Lam Oanh, Trưởng phòng Kinh doanh của BH Media, môi trường số quy định rất rõ quyền tác giả và quyền bản ghi. Theo luật bản quyền, hãng đĩa hoặc nhà sản xuất ra bản ghi âm là người nắm giữ phần Quyền bản ghi, còn nhạc sĩ, người sáng tác bài hát nắm giữ Quyền tác giả hay còn gọi là Tác quyền.

Tại Việt Nam, có rất nhiều nghệ sĩ chưa hiểu chính xác về hai loại quyền nói trên. Có nhạc sĩ nghĩ mình là người tạo ra tác phẩm đó nên có quyền 100% đối với những bản ghi âm, ghi hình liên quan đến tác phẩm của mình. Ví dụ, một nhạc sĩ chuyên sáng tác ca khúc cho các show truyền hình của VTV, HTV, nhưng không có nghĩa nhạc sĩ được quyền đăng tải các chương trình này lên kênh YouTube của nhạc sĩ, bởi VTV, HTV mới là chủ sở hữu thực sự.

Khi nhạc sĩ làm một video để đăng lên YouTube mà sử dụng bản ghi âm do chủ sở hữu khác sản xuất không xin phép, YouTube sẽ gửi thông báo tới nhạc sĩ ngay.

Mỗi bản ghi âm, audio của một bài hát khi được phát hành, sẽ chứa đựng 2 loại quyền tách biệt là: Quyền bản ghi (Sound Recording) liên quan đến phần nhạc, hòa âm phối khí và âm thanh giọng hát có trong bản ghi âm; Quyền tác giả (Musical Composition) liên quan đến phần giai điệu, tiết tấu và lời của bài hát được sử dụng trong bản ghi âm.

Luật sư Phan Thúy Nga, Hội Luật sư Hà Nội cho biết, những tranh cãi xung quanh bản quyền tác phẩm không ngừng nổ ra từ khi YouTube trở nên thịnh hành. Ngoài quyền tác giả, quyền bản ghi còn có quyền bản phái sinh.

Theo Điều 23, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, tác phẩm phái sinh vẫn được đăng ký bảo hộ như các tác phẩm bình thường. Tuy nhiên, khi đưa lên YouTube lại thường xuyên bị cảnh báo vi phạm bản quyền. Vấn đề bản quyền không đơn giản như các nhạc sĩ, người chơi YouTube nghĩ. Do vậy, người chơi YouTube cần trang bị những kiến thức pháp lý hoặc liên kết với các tổ chức nắm rõ về Luật Bản quyền âm nhạc để bảo vệ các tác phẩm của mình.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top