Lợi ích tuyệt vời của rau sâm đất với sức khỏe

Rau sâm đất không chỉ là một món ăn ngon miệng, dễ tìm mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Rau sâm đất chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein thô… không chỉ có công dụng chữa trị nhiều bệnh mà loại rau này còn có hương vị mới lạ, thơm ngậy kích thích người dùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe phổ biến của việc sử dụng rau sâm đất trong bữa ăn hàng ngày:

Rất tốt cho huyết áp

Lượng chất xơ và khoáng chất lý tưởng có trong loại rau này giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Do đó, uống nước ép rau sâm đất thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch.

Giúp kiểm soát lượng cholesterol

Sâm đất có chứa các thành phần giúp kiểm soát lượng cholesterol. Sử dụng sâm đất không những làm giảm lượng chất béo trung tính mà còn hạ lipoprotein trong cơ thể xuống mức thấp.

Fructooligosaccharides có trong sâm đất còn làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu, từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là bệnh tim mạch vành.

Làm đẹp da

Rau sâm đất là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C dồi dào, có tác dụng sửa chữa và tăng trưởng các tế bào và mô của cơ thể, mang lại làn da khỏe đẹp. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong rau sâm đất là một giải pháp lý tưởng để cải thiện sắc tố da và hydrat hóa, giúp hạn chế tình trạng khô da và thúc đẩy làn da thêm trắng sáng, khỏe mạnh.

Tăng cường thị lực

Rau sâm đất giàu vitamin A cùng các chất tốt cho mắt, giúp ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng. Rau giàu vitamin C có thể bảo vệ võng mạc khỏi những tổn thương có thể gây ra bởi gốc tự do, giảm tình trạng khô mắt, xuất huyết kết mạc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Loại bỏ nhiễm trùng và bệnh tật

Rau sâm đất có các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ rau sâm đất có hiệu quả trong việc điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe như đột quỵ, đau tim và hơn thế nữa.

Hỗ trợ điều trị mỡ máu, tiểu đường

Rau sâm đất có khả năng làm chậm quá trình tiêu hoá và chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, từ đó cân bằng lượng đường trong máu. Loại rau này hỗ trợ điều chỉnh mức cholesterol nhờ hàm lượng chất xơ cao, giảm mỡ tích tụ trong máu và điều chỉnh mức cholesterol xấu trong cơ thể ở mức an toàn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Sâm đất chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ tối đa các khoáng chất và vitamin cho hệ tiêu hóa. Củ của loại cây này còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cải thiện các tế bào máu

Hàm lượng protein thô trong rau sâm đất là một chất bổ sung quan trọng cả về chất lượng và dinh dưỡng, đóng một vai trò rất quan trọng trong tế bào máu của con người. Vì vậy, tiêu thụ rau sâm đất thường xuyên sẽ cải thiện các tế bào máu bao gồm cả tế bào bạch cầu và hồng cầu. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt trong loại rau này cũng có công dụng tăng lượng máu cho cơ thể.

Thanh nhiệt, giải độc

Gan là cơ quan quan trọng trong việc giải độc cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy rau sâm đất có thể hỗ trợ chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc và loại bỏ độc tố. Rau sâm đất có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng cường đào thải độc tố qua đường nước tiểu.

Rau sâm đất có đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tích tụ độc tố trong cơ thể. Bằng cách giảm viêm, rau sâm đất gián tiếp hỗ trợ quá trình giải độc.

Những lưu ý khi ăn rau sâm đất

Các đối tượng có hệ tiêu hoá kém, hay đau bụng nên hạn chế ăn rau sâm đất bởi chúng có tính lạnh.

Các mẹ bỉm đang cho con bú hay thai phụ không nên dùng các bài thuốc Đông Y có rau sâm đất.

Những ai mắc bệnh viêm gan, viêm túi mật hạn chế ăn rau sâm đất bởi chúng sẽ giảm cảm giác thèm ăn.

Khi bạn đang điều trị bệnh sử dụng thuốc tây, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn rau sâm để tránh tương tác thuốc.

Trong chế biến thường ngày, nên dùng rau sâm đất để nấu canh. Nấu cùng thịt bò, thịt heo hay tôm đều phù hợp. Tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên bởi ăn quá nhiều rau sâm đất có thể gây choáng và khó thở.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top