Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu bắp

Không phải ngẫu nhiên, đậu bắp là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt với sức khỏe.

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc đậu bắp thô nặng khoảng 100 g chứa 33 calo, 1,93 g protein, 0,19 g chất béo, 7,45 g carbohydrate, 3,2 g chất béo, chất xơ, 1,48 g đường, 31,3 mg vitamin K, 299 mg kali, 7 mg natri, 23 mg vitamin C, 0,2 mg thiamin, 57 mg magie, 82 mg canxi, 0,215 mg vitamin B6, 60 microgam (mcg) folate và 36 mcg vitamin A.

Đậu bắp là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh minh hoạ.

Đậu bắp là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh minh hoạ.

Chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ chia sẻ một số lợi ích đối với sức khỏe của đậu bắp:

Giúp hạ đường huyết: Đậu bắp chứa polysaccharides và chất chống oxy hóa flavonoid. Hai chất này sẽ ngăn cản các enzyme phân hủy carbohydrate và làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu của cơ thể.

Ngoài ra, chất nhầy của đậu bắp cũng có tác dụng chống tiểu đường, chẳng hạn giảm glucose trong máu.

Cung cấp chất dinh dưỡng: Đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như magie và folate. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Còn folate là loại vitamin B cần thiết cho sự phát triển của tế bào.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Polysaccharide trong đậu bắp là carbohydrate giúp cơ thể duy trì mức cholesterol. Trong khi đó, chất xơ trong vỏ đậu bắp lại giúp giảm lượng cholesterol.

Theo nghiên cứu, đậu bắp có thể làm giảm đáng kể cholesterol LDL. Đây là loại cholesterol có nhiều trong cơ thể và có thể gây bệnh tim mạch. Tuy đậu bắp có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người.

Vấn đề về dạ dày: Fructans là loại carbohydrate có trong đậu bắp, làm tăng các vấn đề về đường ruột ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Đau khớp: Theo Medicalnewstoday, đậu bắp chứa một chất solanine có thể làm trầm trọng thêm những triệu chứng như đau và tình trạng viêm ở một tỷ lệ nhỏ những người bị viêm khớp.

Sỏi thận: Đậu bắp chứa một lượng lớn oxalate và canxi oxalate là thủ phạm chính gây ra sỏi thận. Thực phẩm giàu oxalate có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người đã mắc bệnh này.

Cản trở sự hấp thụ thuốc trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận khi cân nhắc bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn uống. Tuy đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, nó cũng ảnh hưởng metformin, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cũng có xu hướng nước tiểu có tính acid cao hơn, làm tăng nguy cơ sỏi thận khi tiêu thụ đậu bắp.

Đông máu: Vitamin K hỗ trợ đông máu và hàm lượng vitamin K cao trong đậu bắp có thể tương tác với những loại thuốc làm loãng máu như Coumadin (warfarin). Những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp đậu bắp vào chế độ ăn uống.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top