Thành phần dinh dưỡng của củ sả
Củ sả được dùng rất phổ biến làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe con người.
Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magiê, kali, kẽm), cùng hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong sả còn có hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu và một số bệnh lý khác.
Loại cây được xem là “thuốc” chống ung thư tự nhiên, giảm huyết áp cực tốt. Ảnh minh họa |
Lợi ích tuyệt vời của sả đối với sức khỏe
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Phòng chống ung thư
Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe.
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.
Tác dụng kháng viêm
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng. Đây là bài thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là bệnh về đường ruột rất hiệu quả.
Tốt cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,…
Chữa bệnh về da
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng
Sả là loại cây mang nhiều tác dụng cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên không phải dùng càng nhiều là càng tốt. Theo các chuyên gia, việc sử dụng cây sả quá nhiều có thể gây ra các tác hại sau:
Gây nóng trong
Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Dị ứng
Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.
Khó tiêu, táo bón
Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.